Quy định về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính hợp lý của việc quy định mức thuế suất thuế giá trị gia tăng
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.
Khi ban hành luật thuế GTGT, các nước thường lựa chọn thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một thuế suất (không tính mức thuế suất 0% áp. dụng đối với hàng xuất khẩu). Khi ban hành thuế suất thuế GTGT thường dựa trên những tiêu chí cơ bản: thứ nhất, mức thuế suất được ban hành phải tạo nguồn thu ổn định và chiếm tỉ trọng mong muốn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Thứ hai, là loại thuế tiêu dùng, mức thuế suất phải có khả năng định hướng tiêu dùng trong dân cư. Thứ ba, qua các mức thuế suất áp dụng cho các hàng hóa thuộc diện chịu thuế, Nhà nước thực hiện một số chính sách khuyến khích, thay đổi đầu tư trong nền kinh tế.
Luật Luật thuế giá trị gia tăng hiện nay, áp dung 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, cũng thuộc trường hợp áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brazin,… Áp dụng các ba mức thuế suất này vừa giải quyết khoảng cách giữa các thuế suất vừa là “bước đệm” cho việc tiến tới áp dụng một mức thuế suất trong giai đoạn tới.
Mức thuế suất 10% có thể coi là mức thuế suất chuẩn, áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường. Mục 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ này cụ thể các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu mức thuế 0% và 5% thì chịu mức thuế suất 10%.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ ưu đãi, khuyến khích phát triển, đầu tư. Các sản phẩm thiết yếu, các sản phẩm công nghiệp nặng hoặc công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ công cộng,… đều nằm trong diện ưu đãi, khuyến khích phát triển. Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng quy định cụ thể về các đối tượng hưởng thuế suất 5%. Những đối tượng được quy định trong khoản luật này đa số thuộc diện cần ưu tiên phát triển, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của xã hội đặc biệt là nền nông nghiệp.Trong Luật thuế GTGT sửa đổi năm 2013 còn quy định thêm trường hợp q: “Bán, cho thuê, cho thuê
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau đối với các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong một chừng mực nhất định, không đảm bảo tính công bằng. Trong nhiều trường hợp, còn khó khăn khi áp dụng. Vì vậy, xu hướng chuyển dần từ cơ chế nhiều thuế suất sang cơ chế một thuế suất là phù hợp và cần thiết vừa phù hợp với xu thế quốc tế .
Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu. Mức thuế suất này được áp dụng đối với cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, các dịch vụ xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện pháp luật. Để giảm thiểu khả năng gian lận
Việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại là một điều hợp lý, để bảo vệ một số loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh được khuyến khích phát triển. Các quy định rõ ràng về hàng hóa, dịch vụ nào thuộc thuế suất 0%, 5% hay 10% là yêu cầu cần thiết, tránh việc hiểu nhầm, áp dụng sai luật, hay trốn thuế từ người nộp thuế.
Xem thêm: Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng? Các đối tượng chịu thuế GTGT?
Đối với thuế suất thuế GTGT trong chiến dịch cải các hệ thống thuế của Bộ tài chính thì cần sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung các quy định để các định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới theo sư phát triển của nền kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất( không kể mức thuế suất là 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu). Đây là xu thế hợp với xu thế chung của thế giới.
Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Các quy định mới nhất về thuế giá trị gia tăng (VAT)?