Trong cuộc sống hiện nay, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khang hiếm, vai trò của thuế liệu lại được quan tâm nhiều hơn, hoạt động tận dụng phế liệu sẽ giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đáng kể. Vậy thuế suất khi kinh doanh cửa hàng phế liệu hiện nay được xác định là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Thuế suất khi kinh doanh cửa hàng phế liệu là bao nhiêu?
Trên thực tế, hoạt động thu mua phế liệu góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp người dân có được một công việc ổn định và có chi phí chăm lo cho gia đình. Vì vậy, hoạt động thu mua phế liệu đã và đang dần dần trở nên hấp dẫn trên thị trường phải được nhiều người lựa chọn làm ngành nghề kinh doanh. Pháp luật vì thế cũng quy định cụ thể về mức thuế suất khi kinh doanh đối với cửa hàng phế liệu.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư
– Các sản phẩm trồng trọt, trong đó bao gồm cả sản phẩm rừng trồng, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm thủy sản, sản phẩm hải sản nuôi trồng, các loại sản phẩm đánh bắt tuy nhiên chưa thông qua hoạt động chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự mình sản xuất, đánh bắt bán ra và đang ở khâu nhập khẩu;
– Các sản phẩm mới chưa qua sơ chế thông thường là các sản phẩm được làm sạch, sấy khô, phơi, bóc vỏ bằng phương pháp thủ công, xay, xay bỏ vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh, ướp lạnh, đông lạnh, bảo quản bằng các loại khí sunfuro, bảo quản theo phương thức sử dụng hóa chất để tránh trường hợp thối rữa, ngâm sản phẩm trong các dung dịch lưu huỳnh, ngâm sản phẩm trong dung dịch bảo quản khác, và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về các trường hợp không cần phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng. Trong đó:
– Các doanh nghiệp và hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán các loại sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm thủy sản, sản phẩm hải sản chưa thông qua giai đoạn chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các doanh nghiệp và hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại sẽ không cần phải thực hiện hoạt động kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng. Trên hóa đơn giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần phải ghi dòng giá bán là giá không có thuế giá trị gia tăng, tại dòng “thuế suất và thuế giá trị gia tăng” thì không ghi hoặc có thể gạch bỏ;
– Trong trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán các loại sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm thủy sản chưa thông qua thủ tục chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường cho các đối tượng như hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tổ chức và cá nhân khác, thì bắt buộc phải kê khai và tính nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất 5%, được hướng dẫn cụ thể tại khoản 5 Điều 10 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính;
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng khi có hành vi bán sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm thủy sản nuôi trồng, sản phẩm thủy sản đánh bắt chưa thông qua chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ sơ chế thông thường ở khu kinh doanh thương mại, thì sẽ cần phải kê khai và tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ 1% dựa trên doanh thu.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về mức thuế suất 10%. Theo đó, thuế suất 10% sẽ được áp dụng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể:
– Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, khâu sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại;
– Các loại phế liệu, phế phẩm được thu hồi để phục vụ cho hoạt động tái chế, sử dụng lại khi bán ra sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo thuế suất của các loại hàng hóa phế liệu, phế phẩm bán ra.
Theo đó thì có thể nói, tổng hợp các điều luật nêu trên, thuế suất khi kinh doanh cửa hàng phế liệu được xác định là mức thuế suất 10%.
2. Điều kiện kinh doanh hàng phế liệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về các đối tượng phải thực hiện hoạt động đánh giá tác động môi trường. Theo đó, những cơ sở kinh doanh dịch vụ thu mua phế liệu nếu muốn kinh doanh phế liệu thì bắt buộc phải đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản. Những cơ sở kinh doanh phế liệu chỉ được phép đưa phế liệu vào kinh doanh khi và chỉ khi đáp ứng được tất cả các điều kiện để thu mua phế liệu. Bao gồm:
– Được cấp giấy phép thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện đầy đủ cam kết về vấn đề bảo vệ môi trường, đồng thời cần phải tiến hành lập và đăng ký xác nhận những đề án bảo vệ môi trường cơ bản trong quá trình kinh doanh phế liệu;
– Có giấy phép xác nhận về việc phòng cháy chữa cháy của cơ quan chức năng có thẩm quyền cung cấp;
– Có kho bãi tập kết đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để chứa phế liệu một cách an toàn và hiệu quả.
3. Kinh doanh cửa hàng phế liệu có phải đăng ký kinh doanh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, có quy định cụ thể về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Cá nhân hoạt động thương mại là các cá nhân tự mình thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc các hoạt động khác hợp pháp nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, sinh lợi, tuy nhiên không thuộc đối tượng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, các chủ thể đó cũng không được gọi là thương nhân theo quy định của pháp luật về thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện một trong những hoạt động sau đây:
+ Buôn bán dạo, đây thực chất là các hoạt động mua bán không có địa điểm cố định, nay đây mai đó, hoặc vừa đi vừa bán, không có địa điểm rõ ràng trên thực tế, trong đó bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, các văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán hàng rong;
+ Buôn bán vặt, đây thực chất là các hoạt động mua bán những đồ vật nhỏ lẻ, có địa điểm cố định hoặc không có địa điểm cố định;
+ Bán quà vặt, đây thực chất là các hoạt động bán các loại đồ ăn, bánh kẹo, nước ngọt, có địa điểm cố định hoặc không có địa điểm cố định;
+ Buôn chuyến, đây thực chất là các hoạt động mua bán hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến nhất định để bán lại cho người bán buôn hoặc bán lại cho những người bán lẻ;
+ Thực hiện các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, sửa chữa khóa, cắt tóc, rửa xe, chụp ảnh, vẽ tranh … hoặc các dịch vụ khác có địa điểm cố định và không có địa điểm cố định;
+ Các hoạt động thương mại thực hiện một cách độc lập và thường xuyên không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
– Kinh doanh lưu động, tức là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp sau đây không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, ngoại trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện. Bao gồm:
– Các cá nhân và hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;
– Người bán hàng rong, người kinh doanh thời vụ, những người buôn chuyến;
– Người kinh doanh dịch vụ có thu nhập thấp, như những người đánh giày, người bán vé số, người bán nước vỉa hè …
Như vậy có thể nói, các chủ thể kinh doanh và mở cửa hàng phế liệu không thuộc một trong những trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên. Do đó, quá trình buôn bán kinh doanh phế liệu sẽ cần phải có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, khi mở cửa hàng phế liệu, cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường;
– Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế;
– Quyết định 43/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).
THAM KHẢO THÊM: