Thuế nhập khẩu là gì? Đồng hồ đeo tay có phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu không? Ai phải nộp thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay? Thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay vào Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay.
Đồng hồ đeo tay được biết đến là món trang sức không thể thiếu của nam giới và cũng là phụ kiện tô điểm thêm đôi tay của phái nữ. Ngay nay, với nhu cầu sử dụng đầu hồ đeo tay của người dân trên toàn thế giới, giá trị của món trang sức này được tăng cao rất nhiều kéo theo mức thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay vào Việt Nam cũng tăng cao. Vậy thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay hiện nay tại Việt Nam là bao nhiêu? Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay hiện nay được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức về mức thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay và thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay mới nhất.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016;
–
–
– Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thuế nhập khẩu là gì?
- 2 2. Đồng hồ đeo tay có phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu không?
- 3 3. Ai phải nộp thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay?
- 4 4. Thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay vào Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- 5 5. Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay:
- 5.1 5.1. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu đồng hồ đeo tay:
- 5.2 5.2. Chủ doanh nghiệp nhập khẩu đồng hồ đeo tay nộp hồ sơ tại cơ quan hải quan có thẩm quyền:
- 5.3 5.3. Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, làm việc theo nhiệm vụ được giao và trả kết quả thông quan cho đồng hồ đeo tay nhập khẩu vào Việt Nam:
1. Thuế nhập khẩu là gì?
Hiện nay thuế nhập khẩu được nhà nước quy định các vấn đề xoay quanh tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Tuy nhiên chưa có một điều luật nào quy định về định nghĩa của thuế nhập khẩu nhưng theo những kinh nghiệm diễn ra trên thực tế và những hiểu biết thì có thể hiểu thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
2. Đồng hồ đeo tay có phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu không?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thì các đối tượng sau đây phải chịu thuế nhập khẩu:
– Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu và biên giới Việt Nam;
– Hàng hóa được nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường Việt Nam;
– Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu và quyền phân phối;
– Đối tượng chịu thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Như vậy, đồng hồ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu tại Việt Nam khi được nhập từ quốc gia khác vào Việt Nam và đi qua cửa khẩu Việt Nam.
3. Ai phải nộp thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì người phải nộp thuế nhập khẩu hàng hoá bao gồm:
– Chủ hàng hóa nhập khẩu;
– Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng hoá;
– Người nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật;
– Người có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân hoặc tổ chức là chủ của hàng hoá nhập khẩu là đồng hồ đeo tay phải là người trực tiếp đóng thuế nhập khẩu của đồng hồ đeo tay được nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chủ của hàng hoá nhập khẩu là đồng hồ đeo tay có uỷ thác cho đại lý, doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay thì cá nhân, tổ chức được uỷ thác đó là bên trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm đồng hồ đeo tay.
4. Thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay vào Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thì số tiền đóng thuế nhập khẩu hàng hoá là đồng hồ đeo tay được xác định theo giá trị tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của hàng hàng hoá là đồng hồ đeo tay vào tại thời điểm được tính thuế. Cụ thể được khái quát lên bằng công thức như sau:
Thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay = Giá trị tính thuế x Thuế suất của đồng hồ đeo tay (%)
Trong đó:
– Giá trị tính thuế = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng;
– Thuế suất được xác định tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O. Theo đó, mã hs của đồng hồ đeo tay có vỏ làm bằng kim loại quý hiếm hoặc có phủ kim loại quý hiếm, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác là 9101 và mã hs của đồng hồ đeo tay làm từ chất liệu không phải kim loại quý hiếm mà làm từ nhựa, cao su,…là 9101. Bên cạnh đó, thuế suất của đồng hồ đeo tay được xác định là 10% theo Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên đối với đồng hồ đeo tay có mặt hiển thị bằng Quang điện tử và có mã HS là 91021200 thì được tính thuế nhập khẩu thông thường là 20%.
5. Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay:
Để có thể nhập khẩu đồ hồ đeo tay vào Việt Nam, cá nhân hoặc doanh nghiệp làm chủ cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
5.1. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu đồng hồ đeo tay:
Công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:
– Tờ khai hải quan theo mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
– 01 bản chụp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua đồng hồ phải thanh toán cho người bán;
Tuy nhiên vẫn có trường hợp không phải nộp hoá đơn thương mại là khi người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp như sau:
+ Đồng hồ đeo tay nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai trị giá hải quan căn cứ theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
+ Đồng hồ đeo tay nhập khẩu để thực hiện các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
– 01 bản chụp vận đơn hoặc chứng từ vận tại khác có giá trị tương đương đối với trường hợp đồng hồ đeo tay vận chuyển bằng đường sắt, đường biển, đường hàng không, vận tải đa phương thức căn cứ theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa);
– 01 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký chứng nhận kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy (Nếu chưa có chứng nhận hợp quy);
– 01 bản chụp chứng từ chứng minh cá nhân, tổ chức đủ điều kiện nhập khẩu đồng đồ đeo tay theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
– Tờ khai giá trị của hàng hoá là đồng hồ đeo tay;
– Các chứng từ chứng nhận xuất xứ đồng hồ đeo tay căn cứ theo quy định của Bộ Trưởng Bộ tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu:
– Tờ khai hải quan;
– Phiếu kê khai các sản phẩm đồng hồ đeo tay được mua bán giữa các bên;
– Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
– Mẫu C/O (nếu có)
– Hợp đồng chuyên chở giữa bên mua và bên bán (Bill of lading);
– Các chứng từ khác (nếu có).
5.2. Chủ doanh nghiệp nhập khẩu đồng hồ đeo tay nộp hồ sơ tại cơ quan hải quan có thẩm quyền:
Doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu đồng hồ đeo tay sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên thì nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở và nơi đồng hồ đeo tay được chuyển đến
5.3. Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, làm việc theo nhiệm vụ được giao và trả kết quả thông quan cho đồng hồ đeo tay nhập khẩu vào Việt Nam:
Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan theo các điều kiện mà pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy trên tờ khai hải quan được nộp tại hồ sơ không đáp ứng được các điều kiện thì cơ quan hải quan sẽ không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan. Trong trường hợp, cơ quan hải quan xét thấy đồng hồ đeo tay và tờ khai hải quan đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan hải quan chấp thuận và quyết định thông quan cho đồng hồ đeo tay.
Lưu ý: Cơ quan hải quan cũng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.