Khi sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển hơn thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều. Vì vậy, các loại thuế phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy thuế nhập khẩu ưu đãi là gì? Điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi?
Mục lục bài viết
1. Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?
1.1. Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt nam và các nước trên thế giới. Mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là gì? Chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch.
Hàng hóa mậu dịch có
Hàng phi mậu dịch là hàng hóa không phải thanh toán có tính chất hàng hóa không phải dùng để bán, là biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo, viện trợ…Không cần hợp đồng mà sẽ thay bằng thu thỏa thuận, khi nhập phi mậu dịch sẽ không chịu thuế đầu vào nhưng vẫn phải trả các chi phí hải quan.
1.2. Thuế suất ưu đãi:
Mỗi loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta mà thuộc mặt hàng phải chịu thuế thì có thể bị áp dụng một trong ba loại thuế suất là: ưu đãi, ưu đãi đặc biệt và thông thường. Như vậy, thuế suất là một loại trong đó và tùy từng trường hợp sẽ phải áp dụng loại thuế suất này.
Tại Khoản 3, Điều , Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định như sau:
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Đối xử tối huệ quốc hay còn gọi là MFN trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới thông qua các hiệp định thương mại. Tham khảo danh sách các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tại
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Ví dụ: ACFTA (ASEAN – TRUNG QUỐC); ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM); AANZFTA (ASEAN – ÚC – NIUDILÂN); AIFTA (ASEAN – ẤN ĐỘ); VJEPA (VIỆT NAM – NHẬT BẢN); AJCEP (ASEAN – NHẬT BẢN); AKFTA (ASEAN – HÀN QUỐC); VKFTA (VIỆT NAM – HÀN QUỐC); VCFTA (VIỆT NAM – CHI LÊ).
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế xuất nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt thuộc các trường hợp 1 và 2 nêu trên thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.
Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường. Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại mục I, mục II Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.
Như vậy, thuế nhập khẩu ưu đãi chính là việc các loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và thuộc trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
2. Điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt hàng hóa nhập khẩu là gì?
2.1. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu có thuế suất ưu đãi:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam
2.2. Điều kiện hưởng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo EVFTA:
Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) giai đoạn 2020 – 2022.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu từ lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước) đối với từng mã hàng.
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
a) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô; và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước).
c) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.
Nghị định số 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhiều mặt hàng từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP được hưởng ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu, tuy nhiên, doanh nghiệp cần có đủ điều kiện mới được hưởng ưu đãi. Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Nghị định số 57/2019/NĐ-CP để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 – 2022 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. Theo đó, nhiều mặt hàng từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP được hưởng ưu đãi về thuế xuất – nhập khẩu, tuy nhiên, doanh nghiệp cần có đủ điều kiện mới được hưởng ưu đãi.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Đối với thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, theo Hiệp định CPTPP, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm 10.647 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 350 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số và Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện Hiệp định CPTPP. Cụ thể, để được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu nằm trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng;
Thứ hai, được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực (Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc), bao gồm cả hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước; được vận chuyển vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực (trường hợp quá cảnh, chuyển tải thì phải đáp ứng điều kiện quá cảnh, chuyển tải theo quy định của Hiệp định CPTPP) từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực.
Thứ ba, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định CPTPP.
Ngoài ra, theo Nghị định, về thời điểm hiệu lực của Nghị định, do Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019 và Nghị định sẽ được Chính phủ ký ban hành sau ngày Hiệp định có hiệu lực, Nghị định có quy định cho giai đoạn từ ngày 14/01/2019 đến trước ngày Nghị định có hiệu lực thi hành; theo đó các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký từ ngày 14/01/2019 đến trước ngày Nghị định số 57/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.