Thuế giá trị gia tăng? Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản là bao nhiêu %? Trình tự và thủ tục nộp thế giá trị gia tăng?
Trên thị trường sản xuất hàng hóa tại Việt nam, hầu hết các hàng hóa và dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Mọi cá nhân và tổ chức đều sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Vậy trong các trường hợp thì Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản là bao nhiêu %? và Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản được quy định như thế nào? Để hiểu hơn về vân đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý:
Luật Thuế giá trị gia tăng 2016
1. Thuế giá trị gia tăng
1.1. Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Như vậy, Loại thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa và , dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, và được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Tuy nhiên người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.2 Các đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định?
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo
+ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác
+Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo
+ Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Lưu ý: Người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:
– Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, và các ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật quy định
– Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, và các đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
– các trường hợp Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
– Trường hợp Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, và lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế.
Người nộp thuế là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh không và bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống theo quy định Hay nói cách khác, đó là các cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu trong một năm dương lịch > 100 triệu đồng theo quy định của pháp luật
2. Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản là bao nhiêu %?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào, tôi đang làm kế toán cho công ty có mặt hàng nông sản gồm: Hoa hồi khô, quế khô, tinh bột quế, tinh bột hồi. Tôi đang rất thắc mắc là những mặt hàng này xuất nội địa thì thuộc đối tượng không chịu thuế hay thuế suất 0%. Công ty tôi cũng đang chuẩn bị làm sản phẩm lọ hoa quế,.. các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhưng không rõ thuế suất bao nhiêu %. Xin luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có thể hiểu rõ hơn, xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng nông sản gồm: hoa hồi khô, quế khô, tinh bột quế, tinh bột hồi,…:
Theo trình bày ở trên, công ty của anh/chị kinh doanh các mặt hàng nông sản gồm: hoa hồi khô, quế khô, tinh bột quế, tinh bột hồi,… Tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế Gia trị gia tăng quy định về đối tượng không chịu thuế như sau:
“Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.”
Hoa hồi khô, quế khô, tinh bột hồi, tinh bột quế đều là các sản phẩm trồng trọt được sơ chế thông thường. Vì vậy, những hàng hóa này thuộc đối tượng không chịu thuế.
Thứ hai, thuế suất đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ sản phẩm nông nghiệp:
Theo khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng nêu trên, chỉ những sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến thành các sản phẩm hoặc chỉ qua chế biến thông mới là đối tượng không chịu thuế. Vì vậy, nếu công ty bạn sử dụng những nguyên liệu nông nghiệp để tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như lọ hoa quế,…. thì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa này, tại điểm i Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng quy định như sau:
“Điều 8: Thuế suất:
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;”
Vậy, nếu công ty bạn sử dụng những nguyên liệu nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì các sản phẩm này vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 5%.
3. Trình tự và thủ tục nộp thế giá trị gia tăng
Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho NNT đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. NNT phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.
3.1 Trường hợp Người nôpj thuế nộp bằng tiền mặt
– Trường hợp người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.
– Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
3. 2. Trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản
Ngân hàng, và các tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các nội dung của chứng từ nộp tiền thuế trên chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước nơi thu Ngân sách Nhà nước.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nội dung đó là Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản là bao nhiêu %? và các thông tin pháp lý liên quan về Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản là bao nhiêu %? dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.