Thuế giá trị gia tăng được xác định là loại thuế gián thu, đánh vào giá trị tăng thêm của các loại hàng hóa được sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam, đối với hoạt động văn phòng phẩm thì tùy từng loại vật phẩm khác nhau sẽ có thuế giá trị gia tăng khác nhau. Vậy thuế giá trị gia tăng của văn phòng phẩm được xác định là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Thuế giá trị gia tăng của văn phòng phẩm là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư
(1) Trong trường hợp văn phòng phẩm chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì văn phòng phòng sẽ chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% trong trường hợp thực hiện hoạt động xuất bản, nhập khẩu và phát hành các loại vật phẩm sau đây:
– Các loại báo chí, bản tin, báo, tạp chí;
– Các loại sách chính trị có nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của đảng, nhà nước hướng tới mục tiêu phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, nghiên cứu lý luận chính trị;
– Sách giáo khoa nhằm mục đích giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp học, trong đó bao gồm cả đối tượng sử dụng là học sinh và giáo viên;
– Giáo trình giảng dạy, học tập tại trường đại học, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đào tạo và dạy nghề;
– Sách chứa đựng văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành;
– Các loại sách khoa học kĩ thuật hướng dẫn và giới thiệu kiến thức liên quan tới kĩ thuật, khoa học;
– Sách in bằng chữ của đồng bào dân tộc thiểu số dành cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam;
– Tranh ảnh, áp phích nhằm tuyên truyền dưới dạng băng đĩa ghi hình, dữ liệu điện tử …
(2) Trường hợp văn phòng phẩm chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%: Trong trường hợp văn phòng phẩm kinh doanh các loại thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập như mô hình, hình vẽ, dụng cụ học tập, bảng, phấn, bút viết, thước kẻ, tẩy hoặc các loại vật dụng khác, các loại thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và làm thí nghiệm khoa học, kinh doanh các loại sách (ngoại trừ sách chịu thuế suất 0%) thì sẽ phải chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
(3) Trong trường hợp văn phòng phẩm chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Đối với các loại hàng hóa khác mà văn phòng phẩm thực hiện kinh doanh ngoài các vật phẩm nêu trên thì đâu phải chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.
Như vậy, tùy thuộc vào từng vật phẩm cụ thể cũng như từng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khác nhau mà chúng ta kinh doanh có thể sẽ phải chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau trong quá trình kinh doanh văn phòng phẩm.
2. Đối tượng kê khai tính thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý:
Đối tượng kê khai tính thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, có quy định về các loại thuế phải khoản thu thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại kê khai thuế theo tháng. Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp người nộp thuế đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chí căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thì sẽ có quyền được lựa chọn khai thuế theo quý. Theo đó, thuế giá trị gia tăng là loại thuế kê khai theo tháng. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thì doanh nghiệp đó sẽ được quyền lựa chọn hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Cụ thể như sau:
– Đối với doanh nghiệp mới thành lập. Doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế thì sẽ có quyền lựa chọn hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi doanh nghiệp đó tiến hành hoạt động sản xuất trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng trở lên, thì từ năm dương lịch tiếp theo năm đã đủ 12 tháng hoạt động, sẽ căn cứ vào mức doanh thu của năm dương lịch liên kết trước đó (đủ 12 tháng) để thực hiện hoạt động kê khai theo tháng/kê khai theo quý;
– Đối với doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề với mức từ 50.000.000.000 đồng trở xuống thì sẽ được quyền thực hiện thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Trong đó cần phải lưu ý, doanh nghiệp buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch, nếu trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hoạt động kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho các đơn vị phụ thuộc thì doanh nghiệp buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong trường hợp này sẽ bao gồm tổng cả doanh thu của đơn vị thuộc địa điểm kinh doanh đó.
3. Các xác định phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng?
Hiện nay, có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Theo đó:
– Đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế. Theo đó, phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kiểm toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định của pháp luật. Trong đó bao gồm:
+ Doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ hằng năm với mức từ 1.000.000.000 đồng trở lên, ngoại trừ hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp;
+ Các cơ sở kinh doanh tự nguyện thực hiện thủ tục đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, ngoại trừ hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
– Đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Theo đó, đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp chủ yếu là các cơ sở kinh doanh có tiến hành hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Ngoài ra, còn có thể bao gồm một số đối tượng khác như:
+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hằng năm với mức dưới 1.000.000.000 đồng, ngoại trừ trường hợp đối tượng đăng ký áp dụng tự nguyện phương pháp khấu trừ;
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, ngoại trừ các doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;
+ Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam tuy nhiên phát sinh doanh thu tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ chế độ kiểm toán, kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế;
+ Các tổ chức kinh tế khác, ngoại trừ trường hợp đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật quản lý thuế năm 2019;
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).
THAM KHẢO THÊM: