Vi phạm hành chính sẽ không bị xử phạt nếu quá thời hạn 3 tháng, 1 năm, 2 năm đối với vi phạm tương ứng.
Vi phạm hành chính sẽ không bị xử phạt nếu quá thời hạn 3 tháng, 1 năm, 2 năm đối với vi phạm tương ứng, kể từ ngày vi phạm được thực hiện. Như vậy, quá thời hạn trên, các chế tài khôi phục sẽ không được áp dụng nếu vi phạm không bị phạt. Đây là điểm đáng lưu ý, vì tùy từng trường hợp mà áp dụng thời gian xử phạt.
Với chế tài phạt, nếu quá thời hạn nhất định ( được pháp luật quy định) mà vẫn tiến hành xử phạt thì việc xử phạt ấy không còn ý nghĩa phòng ngừa vi phạm nữa. Dù thời hạn có quá thì vẫn phải ra quyết định xử phạt để nâng cao tính nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm hành chính. Nếu chỉ buộc khôi phục hậu quả thì là quá nhẹ.
Cho nên pháp luật cần quy định các chế tài khôi phục hành chính có thể được áp dụng độc lập trong các trường hợp quá hạn xử phạt, mà việc không áp dụng chúng sẽ làm cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ vẫn đang ở trạng thái bị vi phạm. Đó cũng là điểm khác của chế tài khôi phục so với chế tài phạt.
Còn những lĩnh vực quản lí nhà nước chưa có quy định cụ thể về xử phạt. Quy định xử phạt đối với tổ chức, cá nhân, người nước ngoài chưa cụ thể. Thẩm quyền xử phạt, tạm giữ, khám phương tiện của một số cơ quan quy định chưa phù hợp.
Hiện nay vẫn còn tồn tại xu hướng muốn phạt nặng người vi phạm, ngay cả khi vi phạm chỉ đáng phạt cảnh cáo. Hình thức phạt cảnh cáo vẫn được áp dụng khá phổ biến đối với các vi phạm trong lĩnh vực trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông. Ngày nay, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao, vai trò của hình thức xử phạt cảnh cáo càng lớn và mang tính phổ biến và đạt được mục đích áp dụng của hình thức xử phạt chính là mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Pháp luật hiện hành quy định việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên. Song thực tế, số lượng vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện rất phổ biến là ở độ tuổi từ 11 tuổi đến 12 tuổi trở lên. Đồng thời làm hạn chế phần nào trách nhiệm giám sát người chưa thành niên của cha mẹ, người giám hộ.
Thực tế quy định áp dụng tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước bộc lộ nhiều điểm bất hợp lí, gây khó khăn phiền hà cho người bị xử phạt. Sự bất hợp lý còn thực hiện ở khâu tổ chức việc thu tiền phạt. Đồng thời, không hạn chế được tiêu cực nảy sinh. Nhiều trường hợp người bị xử phạt tiền phạt và người có thẩm quyền xử phạt thỏa thuận với nhau. Người vi phạm đưa tiền cho người xử phạt mà không cần biên lai để khỏi phải đi nộp tiền phạt. Hiện tượng tiêu cực này vừa làm thất thu ngân sách nhà nước vừa làm tha hóa biến chất cán bộ nhà nước. Pháp luật không được thi hành nghiêm chỉnh, người phải đưa tiền cho người xử phạt hầu như không bao giờ khiếu nại, tố cáo. Do đó, đã hạn chế quyền dân chủ của công dân. Việc người vi phạm phải nộp tiền tại kho bạc chỉ ra nhiều bất cập. Vi phạm hành chính xảy ra thường xuyên, không kể ban ngày hay ban đêm còn kho bạc nhà nước chỉ làm việc theo thời gian nhất định và không phải địa bàn nào cũng có kho bạc nhà nước.