Luật VAT được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 3/6/2008 tại kỳ họp thứ 3 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2009. Luật thuế này so với Luật VAT trước đây có nhiều điểm mới.
1. Những thành tựu đã đạt được
Luật VAT được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 3/6/2008 tại kỳ họp thứ 3 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2009. Luật thuế này so với Luật VAT trước đây có nhiều điểm mới: thứ nhất: thu hẹp đối tượng không chịu thuế và diện áp dụng thuế suất 5%; thứ hai: bổ sung qui định điều kiện khấu trừ thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu VN Đ trở lên phải thanh toán qua ngân hàng; thứ ba: bỏ các phần qui định liên quan đến quản lý thuế.
Trong quá trình thi hành Luật VAT cho thấy Luật này đã góp phần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua việc hoàn thuế VAT đầu vào đối với các dự án đầu tư đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư xã hội tăng trưởng. Việc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Ngoài ra, việc ban hành Luật thuế VAT với những nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế là một bước tiến mới trong quá trình thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và các hiệp định về thuế. Theo cam kết của Việt Nam khi hội nhập quốc tế, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, đồng thời phải bãi bỏ các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cho doanh nghiệp, việc thu thuế VAT đối với hàng nhập khẩu, hoàn thuế cho hàng xuất khẩu đã góp phần điều chỉnh cơ chế kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn khuyến khích được các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, bảo hộ nền sản xuất trong nước và bù đắp cho ngân sách phần thiếu hụt do cắt giảm thuế quan.
Luật VAT ban hành là cơ sở pháp lý vững chắc để ổn định nguồn thu từ thuế VAT vào ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội. Luật thuế VAT đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện pháp luật về kế toán, thuế của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp, hiện đại hóa và đổi mới phương thức quản lý thuế.
2. Một số hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình thực thi và áp dụng Luật VAT cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, cần được sửa đổi. Luật VAT bao gồm 16 điều với những qui định đơn giản, còn thiếu cụ thể tạo ra nhiều lỗ hổng và gây nên sự tùy tiện trong quá trình áp dụng. Điều này dẫn đến phải ban hành các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế các văn bản này lại chỉ là những giải pháp tình thế, không dựa trên một cơ sở lý luận có hệ thống về điều chỉnh pháp luật VAT, thậm chí nhiều lúc còn mâu thuẫn với luật, dẫn đến sắc thuế VAT nhiều khi bị bóp méo.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
- Về đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế:
- Điều 3 Luật VAT qui định: “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.
- Hiện nay theo Luật VAT có 25 đối tượng không thuộc diện chịu thuế VAT. Đây là những hàng hóa, dịch vụ mang tính thiết yếu, phục vụ cho đời sống nhân dân, không mang tính chất kinh doanh hoặc là những hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu vì mục tiêu nhân đạo, hàng hóa, dịch vụ của các ngành cần khuyến khích phát triển (như sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm muối), hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm (dịch vụ tín dụng, kinh daonh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm vật nuôi…), hàng hóa mang tính chất phụ vụ nhu cầu đặc biệt của Nhà nước cần bảo mật (vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh)….
- Việc qui định trên là phù hợp với chủ trương chung về ưu đãi thuế, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp lại mâu thuẫn với mục tiêu của các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sách ưu đãi này. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm không thuộc diện chịu thuế thì giá thành sản phẩm thường cao vì giá này thường bao gồm cả số thuế VAT đã trả khi mua nguyên liệu, máy móc, thiết bị vào (do không có thuế VAT đầu ra để khấu trừ). Ngược lại, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế VAT nhưng do nguyên liệu đầu vào thuộc diện không chịu thuế nên không được hưởng lợi thế khấu trừ, vì vậy khi áp dụng thuế VAT sẽ phải tăng giá bán hoặc giảm giá mua để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế.
- Ngoài ra, Khoản 1, Điều 5 Luật VAT qui định: “ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu” không thuộc đối tượng chịu thuế VAT. Vậy đối với trường hợp doanh nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hình thức ký hợp đồng chăn nuôi với các hộ gia đình có tay nghề cao, doanh nghiệp chỉ cung cấp thuốc men, con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, còn hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức nuôi, trao sản phẩm và được thanh toán tiền công. Vậy doanh thu từ tiền chăn nuôi của hộ gia đình có thuộc đối tượng chịu thuế VAT không? Khi thu hồi sản phẩm, doanh nghiệp bán sản phẩm chưa qua chế biến có thuộc đối tượng chịu thuế không? Điều này chưa được làm rõ trong luật, gây ra các cách hiểu không nhất quán.Một số hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế như “hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước” được đưa vào luật nhằm thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng là người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc qui định như vậy là không rõ căn cứ, rất khó xác định đâu là hàng hóa, dịch vụ của cá nhân có thu nhập thấp, cá nhân có thu nhập cao.