Đáng giá về thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự.
Với sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm đã được quy định chung cho tất cả các loại vụ án dân sự. Trong những năm qua ngành
Năm 2008, tổng số vụ án về: dân sự, hôn nhân và gi đình, tranh chấp kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản; tranh chấp về lao động mà các tòa án cấp phúc thẩm thụ lý để xét xử phúc thẩm là 17.681 vụ, trong đó tòa án phúc thẩm đã giải quyết được 16.780 vụ án, đạt 94.9%.
Năm 2009, tổng số vụ án về: dân sự, hôn nhân và gi đình, tranh chấp kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản; tranh chấp về lao động mà các tòa án cấp phúc thẩm thụ lý để xét xử phúc thẩm là 16.649 vụ, trong đó tòa án phúc thẩm đã giải quyết được 15.893 vụ án, đạt 95,5%.
Năm 2010, tổng số vụ án về: dân sự, hôn nhân và gi đình, tranh chấp kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản; tranh chấp về lao động mà các tòa án cấp phúc thẩm thụ lý để xét xử phúc thẩm là 13.718 vụ, trong đó tòa án phúc thẩm đã giải quyết được 13.032 vụ án, đạt 95%.
Nhìn chung, có thể thấy, tỉ lệ số vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm đạt tỉ lệ cao và có sự biến đổi theo hướng tích cực. Tỉ lệ số vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm năm 2009 là 95,5% tăng 0,6% so với năm 2008; tỉ lệ số vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm năm 2010 là 95%, giảm 0,5% so với năm 2009. Tuy nhiên, có thể thấy trong năm 2010 thì số vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục phúc thẩm là 14.718 vụ, thấp hơn rất nhiều so với số liệu các năm trước đó, điều này chứng tỏ phần nào giảm bớt gánh nặng xét xử cho Tòa án cấp phúc thẩm. Từ khi các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự được quy định cụ thể, rõ ràng Tòa án cấp phúc thẩm đã hoàn thành tốt hơn công tác xét xử, góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững đất nước.
>>> Luật sư
Tuy nhiên vẫn còn có một số bất cập và hạn chế trong thực tiễn thực hiện quy định thủ tục tiến hành phúc thẩm dân sự
Hiện nay, ở một số Tòa án còn tồn tại tình trạng bỏ sót người tham gia tố tụng nên tòa án cấp trên phải hủy bản án hoặc kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để giải quyết lại các sai lầm thường gặp là việc tòa án không đưa ra đầy đủ người tham gia tố tụng trong trường hợp giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi của một người nào đó mà không ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tình trạng Tòa án giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự. Pháp luật tố tụng dân sự đã quy định rõ về quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện, nội dung, hình thức đơn khởi kiện…của đương sự. Tại phiên tòa thì người khởi kiện vẫn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nhưng viậc bổ sung, sửa đổi của họ không được vuợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện. Trong thực tế, có một số trường hợp người khởi kiện đã thể hiện rõ yêu cầu, nhưng khi xét xử thì Tòa án phúc thẩm lại buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ vượt quá yêu cầu của nguyên đơn.
Trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự còn nhiều tồn tại bất cập như việc Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện một số sai lầm nghiêm trọng của Tòa án cấp sơ thẩm, nhưng không hủy bản án sơ thẩm mà lại kiến nghị Giám đốc thẩm bản án.