Cá nhân khi hành nghề Thừa phát lại phải tuân thủ các quy định hành nghề đã được Nhà nước quy định tại văn bản pháp luật liên quan. Vậy Thừa phát lại có thể hành nghề tại nhiều Văn phòng không?
Mục lục bài viết
1. Thừa phát lại có thể hành nghề tại nhiều Văn phòng không?
Hiện nay, thừa phát lại được hiểu là các cá nhân đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn đã được nhà nước bổ nhiệm để thực hiện việc tống đạt, lập vi bằng, cũng như xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. Để trả lời được băn khoăn thừa phát lại liệu có thể hành nghề tại nhiều văn phòng thừa phát lại hay không thì bạn đọc có thể theo dõi tại các nội dung được ghi nhận tại Điều 16 có Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại:
– Cá nhân được bổ nhiệm làm thừa phát lại khi thực hiện công việc phải giữ tinh thần khách quan trung thực;
– Nghiêm túc chấp hành pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại;
– Có trách nhiệm về hành vi của mình trước người yêu cầu và trước pháp luật trong khi thực hiện công việc;
– Không được phép đồng thời hành nghề tại hai hoặc nhiều văn phòng thừa phát lại;
– Trách nhiệm trong việc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ tư pháp;
– Cá nhân là thừa phát lại là những đối tượng phải mặc trang phục thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ tư Pháp đã quy định. Đồng thời khi tiến hành hành nghề thì phải đeo thẻ thừa phát lại đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Có sự tham gia vào tổ chức xã hội- nghề nghiệp của thừa phát lại (nếu có); nằm trong sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của văn phòng thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội nghề nghiệp của thừa phát lại mà mình đang là thành viên;
– Cá nhân này cũng phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy thừa phát lại sẽ không được phép cùng một lúc hành nghề tại hai hoặc nhiều văn phòng thừa phát lại mà chỉ được phép hành nghề tại một văn phòng mà mình đã đăng ký;
2. Mức xử phạt đối với thừa phát lại hành nghề tại nhiều văn phòng:
Cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến hành nghề thừa phát lại có thể bị áp dụng mức xử phạt hành chính được ghi nhận tại khoản 3 của Điều 32
+ Cố tình không thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại được tổ chức hàng năm mà không trình bày được lý do chính đáng;
+ Thực hiện hành nghề tại văn phòng thừa phát lại khác mà không phải văn phòng thừa phát lại mình đã đăng ký hành nghề;
+ Hành vi vi phạm quy định hành nghề thừa phát lại còn được kể đến đó là người nào đang hành nghề thừa phát lại nhưng lại kiêm nhiệm cả hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá hoặc tiến hành đấu giá tài sản và quản lý thanh lý tài sản
+ Trong khi thực hiện công việc của mình mà tiết lộ các thông tin cá nhân, tổ chức khác trừ trường hợp pháp luật có cho phép;
+ Trong quá trình tống đạt giấy tờ, hồ sơ tài liệu thực hiện theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự nhưng việc làm này lại thực hiện không đúng theo quy định;
+ Ngoài ra, đối với hành động tống đạt tất cả hồ sơ tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhưng cũng không được thực hiện đúng theo quy định;
+ Trong quá trình lập vi bằng thực hiện không đúng nội dung và hình thức theo đúng quy định;
+ Không tuân thủ việc ký vào từng trang của vi bằng;
– Bên cạnh đó tài khoản 8 Điều 32
+ Theo đó, cá nhân có hành vi vi phạm trong hành nghề Thừa phát lại thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại với thời gian bị tước thẻ là từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 của điều 32 Nghị định này;
+ Thời gian bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 6 tháng đến 9 tháng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 khoản 4 và điểm b khoản 5 của Điều này;
+ Thời gian bị tước quyền sử dụng thẻ từ phát lại sẽ kéo dài hơn từ 9 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 có Điều này.
Như vậy, cá nhân là thừa phát lại đang hành nghề tại nhiều văn phòng thừa phát lại mà không phải văn phòng mà mình đã đăng ký có thể sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Trong trường hợp có hành vi vi phạm thì thừa phát lại còn những bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng thể được phát lại với thời gian từ 6 tháng đến 9 tháng.
3. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp trong xử phạt thừa phát lại hành nghề tại nhiều Văn phòng:
Theo quy định tại Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định thẩm quyền của cá nhân là Chánh Thanh tra Sở Tư pháp cũng như ghi nhận quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Theo đó, các cá nhân này đều có quyền áp dụng hình thức xử phạt như sau:
+ Hình thức phạt cảnh cáo có thể được áp dụng;
+ Có thể áp dụng mức phạt tiền lên đến 15.000.000 đồng nếu phát hiện được hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; mức tiền có thể áp dụng tối đa là 20.000.000 đồng khi có căn cứ xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; Còn trong lĩnh vực hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thì xử phạt đến 25.000.000 đồng;
+ Tiến hành đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
+ Hình thức xử phạt bổ sung cũng được trao cho cá nhân này để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
+ Tiến hành áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
– Cá nhân giữ chức vụ là Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền tương tự với Chánh Thanh tra Sở tư pháp tuy nhiên mức xử phạt tiền có sự khác biệt nhất định, cụ thể:
+ Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng trong một số trường hợp;
+ Trong mỗi hành vi vi phạm lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình thì cá nhân này được áp dụng mức phạt tiền đến 21.000.000 đồng; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì có thể bị xử phạt lên tới 28.000.000 đồng; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
+ Tiến hành đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
+ Hành vi vi phạm có sự hỗ trợ từ tang vật hay phương tiện thì sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
+ Thực hiện áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
–