Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, thư viện số, thư viện trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành thư viện. Vậy thư viện số là gì? Ý nghĩa của số hóa tài liệu trong kỉ nguyên 4.0 ra sao? Những yếu tố quan trọng khi xây dựng thư viện số là gì? Mời các bạn tìm hiểu tại bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
1. Thư viện số là gì?
Thư viện số được xem là một phần mềm thư viện ảo, nơi chứa các bộ sưu tập với nhiều định dạng số khác nhau như văn bản, tài liệu, video, âm thanh, … Chúng được lưu trữ và sắp xếp một cách khoa học để người dùng dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Hiện nay, khái niệm thư viện online được rất nhiều tổ chức định nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số định nghĩa được nhiều người sử dụng:
Định nghĩa thư viện ảo trong từ điển Dictionary for Library and Information Science của Joan M. Reitz được hiểu như sau: “Thư viện số là một thư viện trong đó ngoài tài liệu in ấn và tài liệu dạng thu nhỏ (vi phẩm), có phục vụ độc giả một tỷ lệ quan trọng tài nguyên dạng máy đọc được truy cập qua máy tính được gọi là Tài nguyên số (Digital Resources). Tài nguyên số có thể là tài liệu nội sinh mà cũng có thể được truy cập từ xa qua mạng máy tính. Tiến trình số hóa trong thư viện bắt đầu từ hệ thống mục lục, chỉ mục tạp chí và dịch vụ tóm tắt tài liệu đến ấn phẩm định kỳ và tài liệu tham khảo và cuối cùng là sách in”.
Định nghĩa theo Larson: “Thư viện số là thư viện ảo toàn cầu với hàng ngàn thư viện được nối với nhau.”
Định nghĩa từ Liên đoàn Mỹ: “Thư viện số là một tổ chức cung cấp tài nguyên thông tin, bao gồm cả các nhân viên để hướng dẫn truy cập, tạo lập, phân phối, đảm bảo tính toàn vẹn và ổn định lâu dài theo thời gian của các bộ sưu tập số”
Thư viện ảo được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, cần phải nhắc đến việc áp dụng dịch vụ phần mềm thư viện số phổ biến nhất là các trường học, Đại học, tổ chức giáo dục lớn.
2. Thư viện số có những đặc điểm nổi bật gì?
Dưới đây là một số đặc điểm chung của thư viện ảo:
– Thư viện ảo cho phép người dùng truy cập tài liệu trực tuyến từ bất kỳ nơi nào có kết nối internet.
– Số hóa mọi loại tài liệu bao gồm sách, báo, hình ảnh, âm thanh, video,…. Dữ liệu số hóa trong thư viện ảo giúp bảo quản thông tin hiệu quả.
– Thư viện có các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu để lọc tài liệu, giúp người dùng tìm kiếm, truy cập thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn.
– Sử dụng các công cụ tìm kiếm thông minh, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin chính xác. Kết quả được cung cấp sau khi tìm kiếm sẽ phù hợp với từ khóa bạn mong muốn.
– Thư viện ảo không chỉ chứa văn bản (sách, báo…) mà còn đa dạng hóa thông tin với hình ảnh, âm thanh, video,…. Giúp mở rộng phạm vi tài nguyên thư viện.
– Có thể dễ dàng được cập nhật thông tin mới, bổ sung tài liệu mà không cần in lại nhiều lần.
– Tích hợp với công nghệ AI để cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu suất tìm kiếm.
– Đảm bảo dữ liệu, thông tin người dùng được bảo vệ một cách an toàn.
3. So sánh thư viện số với thư viện truyền thống:
So sánh giữa thư viện điện tử và thư viện truyền thống có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt về sự tiện lợi và mức chi phí như sau:
– Với thư viện truyền thống, người dùng phải đến địa điểm thư viện để tìm kiếm và đọc tài liệu. Điều này đòi hỏi người dùng phải dành thời gian và chi phí để di chuyển đến thư viện. Ngoài ra, thư viện truyền thống có giới hạn về số lượng tài liệu và thời gian mở cửa, giới hạn sẽ hạn chế sự tiện lợi cho người dùng.
– Trong khi đó, thư viện điện tử có khả năng cung cấp nhiều loại tài liệu khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp cho người dùng có thể truy cập đến tài liệu phong phú hơn và đa dạng hơn. Ngoài ra, thư viện ảo có thể cung cấp các dịch vụ tìm kiếm thông minh giúp người dùng có thể tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, thư viện điện tử còn giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng. Thay vì phải chi tiền đi lại đến thư viện truyền thống và mất thời gian đọc tài liệu tại thư viện, người dùng có thể truy cập vào thư viện ảo miễn phí từ bất cứ đâu, bất cứ khi nào và từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
4. Ý nghĩa của số hóa tài liệu trong thư viện:
Số hóa tài liệu giúp thư viện tăng tính khả dụng và truy cập của tài liệu. Trong thời đại kỷ nguyên công nghệ 4.0, người dùng có thể truy cập vào các tài liệu trực tuyến từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào, chỉ với một thiết bị thông minh có kết nối Internet. Việc số hóa các tài liệu giúp thư viện đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dùng về truy cập thông tin, đồng thời giảm bớt áp lực về không gian lưu trữ tài liệu bản giấy.
Bên cạnh đó, số hóa tài liệu cũng giúp thư viện tăng cường thêm tính bảo quản của tài liệu.
Khi lưu trữ các tài liệu giấy, tài liệu thường bị phai mờ, hư hỏng hoặc mất do tác động của thời gian. Nhưng khi các tài liệu được số hóa, chúng có thể được bảo quản lâu dài và được bảo vệ khỏi các tác động của môi trường bên ngoài.
Một vai trò không thể không nhắc đến, số hóa tài liệu giúp thư viện tăng tính khả dụng và truy cập của tài liệu cho người dùng khi có nhu cầu đọc và tìm kiếm thông tin. Nhờ có thư viện số, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm tên tác giả, từ khóa, chủ đề và thời gian xuất bản. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực của người dùng trong việc tìm kiếm tài liệu.
Cuối cùng, số hóa tài liệu cũng giúp thư viện đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa. Số hóa tài liệu là một phương tiện hiệu quả để bảo tồn các tài liệu quý hiếm và lưu trữ lại những thông tin văn hóa quan trọng. Đồng thời, việc số hóa tài liệu cũng giúp thư viện phát triển các dịch vụ mới, bao gồm các dịch vụ mượn sách trực tuyến, cung cấp tài liệu kỹ thuật số cho các trường học và các tổ chức khác.
Thư viện số, thư viện điện tử được áp dụng ở trong nhiều các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng thư viện số phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là các trường học, tổ chức giáo dục lớn.
5. Những yếu tố quan trọng khi xây dựng thư viện số:
5.1. Hạ tầng công nghệ thông tin khi xây dựng thư viện số:
Hạ tầng công nghệ thông tin yếu tố không thể thiếu khi triển khai xây dựng thư viện số. Theo Ian Witten vấn đề công nghệ, hạ tầng CNTT là yếu tố đầu tiên cần phải đề cập đến khi xây dựng thư viện điện tử. Hạ tầng CNTT gồm: phần cứng, phần mềm và hệ thống mạng.
Phần cứng bao gồm: máy chủ, máy trạm, thiết bị số hóa và các thiết bị khác. Để có được các thiết bị, phần cứng các thư viện có thể mua hoặc thuê từ các tổ chức cung cấp dịch vụ này. Ngày nay xu hướng thuê các thiết bị phần cứng đang được nhiều thư viện trên thế giới lựa chọn.
Phần mềm bao gồm: phần mềm hệ thống, phần mềm thư viện số.
Tại Việt Nam hiện nay trong số hàng trăm thư viện số đã được thiết lập trên 90% sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở giúp các thư viện tiết kiệm được chi phí, tính bảo mật và được update thường xuyên bởi cộng đồng người làm công nghệ thông tin.
5.2. Tài liệu số khi xây dựng thư viện điện tử:
Tài liệu số là yếu tố căn bản, quan trọng cấu thành nên thư viện số. Tài liệu số có thể xem là nguyên liệu để thư viện số hoạt động. Để có được tài liệu số các thư viện có thể khai thác từ nhiều nguồn khác nhau.
– Bổ sung: Tiến hành mua các tài liệu đã ở dạng số.
– Số hóa: Chuyển dạng các tài liệu truyền thống sang dạng số.
– Các nguồn khác: Khai thác các tài liệu nội sinh, tặng biếu….
5.3. Nhân lực thực hiện xây dựng thư viện số:
Con người luôn đóng vai trò quan trọng, trong bất kỳ một tổ chức, một hệ thống nào. Xây dựng thư viện số liên quan đến các nhiệm vụ như thu thập, tổ chức và phân phối thông tin. Chính vì vậy, nhân lực tham gia vào triển khai hoạt động này cần có sự đa dạng và được đào tạo từ các lĩnh vực khác nhau, trong đó có thể chia thành hai nhóm chính:
– Nhóm 1: Những người có trình độ về công nghệ thông tin. Nhóm này có nhiệm vụ thiết kế, cài đặt, tùy biến vận hành và quản trị hệ thống. Đối với nhiều thư viện tại Việt Nam hiện nay thường gặp khó khăn để có được nhân lực thuộc nhóm này. Tuy nhiên, hình thức thuê các đơn vị bên ngoài vẫn sẽ được ưu tiên hơn đối với những thư viện vừa và nhỏ.
– Nhóm 2: Những người có trình độ về lĩnh vực thông tin thư viện. Nhóm này đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến thu thập, xử lý, tổ chức, phân phối thông tin và quản trị hệ thống ở những cấp độ khác nhau.
Việc phân chia cơ cấu nhân lực thành hai nhóm chính muốn nhấn mạnh những điều kiện cần thiết về con người khi tiến hành xây dựng thư viện số. Để phát huy hiệu quả công việc cần có sự phối hợp tốt giữa các nhóm này. Bên cạnh đó, với sự giao thoa rất mạnh mẽ giữa các lĩnh vực khoa học thư viện, thông tin học và công nghệ thông tin như hiện nay sẽ đòi hỏi nhân lực trong lĩnh vực thư viện nói chung và trong xây dựng thư viện số nói riêng cần có trình độ ở nhiều lĩnh vực khoa học liên quan.
THAM KHẢO THÊM: