Việt Nam hiện nay đang mở rộng đa dạng hóa quốc tế, người nước ngoài đến làm việc, sinh sống, đầu tư và học tập ... tại Việt Nam với số lượng lớn. Để tạo điều kiện cho các gia đình được đoàn tụ tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã có chính sách cấp visa thăm thân. Dưới đây là thủ tục xin thị thực thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin visa thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài:
Trong những năm trở lại đây, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau như đầu tư, học tập, sinh sống, làm việc … ngày càng nhiều, đồng thời số lượng người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam cũng không ngừng gia tăng. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho các gia đình được đoàn tụ trên lãnh thổ của Việt Nam, chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra chính sách cấp visa thăm thân ngắn hạn hoặc visa thăm thân dài hạn. Nhìn chung thì có thể nói, thị thực thăm thân Việt Nam là một trong những loại thị thực được cấp cho người nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập cảnh vào lãnh thổ của nước Việt Nam với mục đích thăm người thân và thăm gia đình. Thông thường, thị thực thăm thân Việt Nam được xem là cơ sở tiền đề để người nước ngoài có thể thực hiện thủ tục xin thẻ tạm trú thăm thân có hiệu lực lên đến 03 năm.
Quy trình và thủ tục xin visa thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính xin visa thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp khác nhau, thành phần hồ sơ xin visa thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài cũng sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu khác nhau. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp người nước ngoài đang có thị thực Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân thì thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
+ Đơn xin cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam thăm thân theo mẫu do pháp luật quy định trong trường hợp người nước ngoài đó đang ở nước ngoài;
+ Đơn xin cấp thị thực, gia hạn thị thực theo mẫu do pháp luật quy định trong trường hợp người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Hộ chiếu gốc của người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh đang sinh sống trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Hộ chiếu và thị thực của người bảo lãnh, hay còn được gọi là visa hoặc thẻ tạm trú được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận gia đình. Tuy nhiên nếu các loại giấy tờ này được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật;
+
– Trong trường hợp công dân Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài thì thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
+ Đơn xin công văn nhập cảnh Việt Nam theo diện thăm thân theo mẫu do pháp luật quy định trong trường hợp người nước ngoài đó đang ở nước ngoài;
+ Đơn xin cấp thị thực, gia hạn thị thực theo mẫu do pháp luật quy định trong trường hợp người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Bản chứng thực thẻ căn cước công dân của người bảo lãnh, hộ khẩu của người bảo lãnh;
+ Bản sao các loại giấy tờ tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, giấy chứng nhận gia đình …
+ Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được Cục quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị thành phần hồ sơ, nộp hồ sơ xin cấp visa thăm thân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa thăm thân trong trường hợp này được xác định là Cục quản lý xuất nhập cảnh. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết trong trường hợp này không vượt quá 05 ngày được tính kể từ ngày cơ quan xuất nhập cảnh nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Nếu có nhu cầu xin cấp visa thăm thân cho người nước ngoài vào thăm người thân tại Việt Nam, quý khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật Dương Gia chúng tôi hoàn toàn có thể giúp đỡ quý khách hàng, thay mặt quý khách hàng soạn hồ sơ và nộp hồ sơ đến Cục xuất nhập cảnh, nhận kết quả trong thời gian nhanh nhất.
2. Những người nào đủ điều kiện được cấp và bảo lãnh xin visa thăm thân Việt Nam?
Đầu tiên, để có thể xin cấp visa Việt Nam nói chung, cá nhân cần phải đáp ứng được một số yêu cầu và điều kiện nhất định. Điều kiện cấp visa Việt Nam đang được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2023. Cụ thể như sau:
– Cần phải có hộ chiếu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn giá trị sử dụng, hoặc các loại giấy tờ tài liệu khác có giá trị đi lại quốc tế;
– Có cơ quan và cá nhân trên lãnh thổ của Việt Nam mời hoặc bảo lãnh. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như sau: Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài, cấp thị thực điện tử theo đề nghị của các cơ quan và tổ chức, cấp thị thực cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tiến hành hoạt động khảo sát thị trường hoặc du lịch/thăm người thân hoặc chữa bệnh;
– Không thuộc một trong các trường hợp chưa cho phép nhập cảnh. Cụ thể bao gồm: Không đáp ứng đầy đủ điều kiện để được cấp thị thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em được xác định là người dưới 14 tuổi tuy nhiên không có cha mẹ/không có người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng, có hành vi giả mạo giấy tờ tài liệu/hoặc có hành vi khai sai sự thật trong quá trình chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để được cấp các loại giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam trái phép, những đối tượng được xác định là người mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng, các đối tượng được xác định là người bị trục xuất khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuy nhiên chưa vượt quá thời gian 03 năm được tính kể từ ngày quyết định trục xuất đó có hiệu lực thi hành trên thực tế, vì lý do thiên tai, vì lý do phòng chống dịch bệnh, vì lý do quốc phòng an ninh và an ninh trật tự an toàn xã hội, các đối tượng được xác định là người bắt buộc phải xuất cảnh khỏi nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuy nhiên chưa vượt quá thời gian 06 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày quyết định bắt buộc xuất cảnh đó có hiệu lực thi hành trên thực tế;
– Các trường hợp sau đây trong quá trình đề nghị xin cấp thị thực Việt Nam cần phải có các loại giấy tờ tài liệu chứng minh mục đích nhập cảnh, bao gồm: Những đối tượng được xác định là người nước ngoài vào đầu tư trên lãnh thổ của Việt Nam thì cần phải có các loại giấy tờ tài liệu chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam, những đối tượng được xác định là người nước ngoài hành nghề luật sư trên lãnh thổ của Việt Nam thì bắt buộc phải có chứng chỉ giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, người lao động nước ngoài vào lao động trên lãnh thổ của Việt Nam thì cần phải có giấy phép lao động hợp pháp, người nước ngoài vào học tập trên lãnh thổ của Việt Nam thì bắt buộc phải có văn bản giấy tờ tiếp nhận của nhà trường hoặc tiếp nhận của các cơ sở giáo dục tại Việt Nam;
– Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu, và người nước ngoài đó không thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Cấp cho các thành viên đoàn khách mời của Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;tô
+ Cấp cho các thành viên trong đoàn khách mời của thường trực Ban bí thư trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, cấp cho phó chủ tịch nước, cấp cho phó chủ tịch Quốc hội, cho phó thủ tướng Chính phủ, chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, tránh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng kiểm toán nhà nước;
+ Thành viên đoàn khách mời cung cấp của bộ trường và cấp tương đương, bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thị thực điện tử cấp cho các thành viên trong cơ quan đại diện ngoại giao, thành viên trong cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, thành viên trong cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ, vợ chồng hoặc con của những chủ thể đó là người dưới 18 tuổi hoặc người giúp việc đi cùng theo nhiệm kỳ;
+ Thị thực điện tử cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, người vào làm việc với cơ quan lãnh sự, làm việc với cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, làm việc với cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ, vợ chồng/con là người dưới 18 tuổi đi cùng.
Theo đó, để được cấp thị thực nói chung và thị thực thăm thân Việt Nam nói riêng cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Thị thực thăm thân Việt Nam sẽ được cấp cho người nước ngoài trong các trường hợp sau:
– Người nước ngoài có bố hoặc có mẹ là người mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài bảo lãnh;
– Người nước ngoài có vợ hoặc có chồng là công dân của nước Việt Nam hoặc công dân nước ngoài bảo lãnh;
– Trẻ em người nước ngoài có bố mẹ, có ông bà là người mang quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài bảo lãnh.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, người nước ngoài bảo lãnh người nước ngoài thì người bảo lãnh đó bắt buộc phải đang có thị thực Việt Nam, trong đó bao gồm Visa hoặc thẻ tạm trú, hoặc người bảo lãnh đang đáp ứng đầy đủ điều kiện để xin thị thực của nước Việt Nam. Thời hạn visa của người được bảo lãnh hoàn toàn phụ thuộc vào thời hạn visa của người bảo lãnh. Bên cạnh đó, trong trường hợp người nước ngoài bảo lãnh thì các doanh nghiệp nơi người nước ngoài đang làm việc cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xác nhận vào tờ khai biểu mẫu theo quy định của pháp luật.
3. Những trường hợp người nước ngoài được miễn visa tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Văn bản hợp nhất Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2023 có quy định cụ thể về các trường hợp được miễn thị thực Việt Nam của người nước ngoài. Bao gồm:
– Miễn thị thực Việt Nam cho người nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Sử dụng thẻ thường trú, sử dụng thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật;
– Vào các khu vực kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt;
– Miễn thị thực căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2023;
– Người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài có hộ chiếu hoặc có các loại giấy tờ tài liệu có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, và người nước ngoài là vợ chồng hoặc con của họ, người nước ngoài được xác định là vợ chồng/con của công dân mang quốc tịch Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 22/2023/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số mẫu giấy tờ ban hành kèm theo Thông tư
– Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;
– Thông tư 31/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan;
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH năm 2023 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: