Nhập khẩu cá giống là hoạt động được phép thực hiện tại Việt Nam nhưng trong một số trường hợp phải xin cấp phép hoạt động. Vậy, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Việc cấp giấy phép nhập khẩu cá giống được thực hiện khi nào?
Tại Việt Nam thủy hải sản hiện đang là một ngành phát triển và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được chú trọng. Việc phát triển các mặt hàng thủy hải sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đáp ứng những nhu cầu của người dân ở trong nước mà bên cạnh đó chất lượng ngày càng được nâng cao mang lại rất nhiều những nguồn lợi kinh tế cho người dân cũng như nền kinh tế của đất nước.
Để đạt được mục tiêu này thì nguồn giống hải sản phải được đặc biệt quan tâm và chú trọng hơn. Chính vì những mục tiêu này mà nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu cá giống về Việt Nam cũng ngày càng phát triển, gia tăng hơn. Hiện nay, các động vật thủy sản được sử dụng làm giống đã được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam cụ thể là tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT đã ghi nhận rằng: Động vật thủy sản khi được sử dụng làm giống là những loài động vật thủy sản được con người sử dụng sản xuất giống, làm giống để nuôi thương phẩm, làm cảnh giải trí hoặc sử dụng với những mục đích khác.
Quy định của pháp luật hiện hành, việc nhập khẩu cá giống phải có tên trong danh mục là thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam còn đối với một số trường hợp cho phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong danh mục lời thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu cá giống. Những trường hợp cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống nếu chưa có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam được ghi nhận cụ thể tại Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT. Theo đó, việc cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống được chia thành hai trường hợp khác nhau đó là cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro, và trường hợp không phải đánh giá rủi ro và đây cũng là cơ sở để phân tích rõ hơn về các thủ tục để cấp giấy phép nhập khẩu khá giống. Mỗi trường hợp cấp giấy phép nhập khẩu và dấu khác nhau thì sẽ có những thủ tục khác nhau.
Hiện nay, cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro đó là những loại thủy sản sống lần đầu được nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí; Việc cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro sẽ bao gồm: thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh giải trí đã được đánh giá rủi ro; Bên cạnh đó, nguồn thủy sản xuất nhập khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học cũng nằm trong những trường hợp không phải đánh giá rủi ro; và cuối cùng là các loài thủy sản sống nhập khẩu được sử dụng để trưng bày tại các hội chợ triển lãm.
Với quy định nêu trên, không phải bất kỳ loại thủy sản làm giống đều phải xin giấy phép nhập khẩu bởi vì nếu loài cá giống này nằm trong danh mục là thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì không bắt buộc phải diễn ra việc xin cấp giấy phép còn trong trường hợp là thủy sản sống chưa có tên trong danh mục được phép kinh doanh thì phải tiến hành cấp giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền tùy thuộc vào những trường hợp phải đánh giá rủi ro hoặc không phải đánh giá rủi ro như đã phân tích nêu trên.
2. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống mới nhất:
Như đã phân tích, có hai trường hợp cơ bản phải xin giấy phép nhập khẩu cá giống nên trong mục 2 của bài viết sẽ phân tích cụ thể những trường hợp để hoàn tất thủ tục xin giấy phép, như sau:
2.1. Đối với thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống với trường hợp phải đánh giá rủi ro:
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống với trường hợp phải diễn ra việc đánh giá rủi ro được quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT với các bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống
Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống bao gồm:
– Cá nhân tổ chức hoàn thiện hồ sơ với Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu sẵn đã được quy định;
– Gửi kèm theo 01 Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu;
– Đồng thời, cũng không được thiếu Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống như đã hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục Thủy sản. Việc gửi hồ sơ có thể lựa chọn theo một trong các hình thức dưới đây:
+ Tiến hành gửi theo hình thức truyền thống là gửi trực tiếp;
+ Thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính;
+ Bên cạnh đó theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có hỗ trợ).
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ
Tính hợp lệ của hồ sơ phải được xem xét một cách chặt chẽ và chính xác, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân để tiến hành bổ sung, chỉnh sửa sao cho phù hợp;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định, Việc cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống bắt buộc kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu hướng dẫn. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu vì những lý do khác nhau thì Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cá nhân, tổ chức biết tình trạng.
Bước 4: Trả và nhận kết quả
Phụ thuộc vào hình thức nộp hồ sơ mà Tổng cục Thủy sản sẽ trả giấy phép nhập khẩu cá giống tương tự như vậy: có thể là gửi trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
2.2. Đối với thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
Liên quan đến thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống thuộc trường hợp không đánh giá rủi ro thì đã được quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống
– Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
+ Đối tượng có yêu cầu cấp giấy chứng nhận thì nộp Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu;
+ Thông tin về Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu thực hiện theo Mẫu cũng cần chuẩn bị, loại giấy tờ này cần gửi bản chính đến cho cơ quan có thẩm quyền xem xét;
+ Đồng thời, Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, nuôi giữ theo Mẫu, bản sao chụp biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
– Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống để nghiên cứu khoa học bao gồm:
+ Tương tự cũng cần có đơn đề nghị cấp phép theo mẫu;
+ Thông tin được ghi nhận trong Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu cũng phải được ghi nhận chính xác, rõ ràng;
+ Đồng thời, Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt sẽ được gửi kèm cũng hai giấy tờ nêu trên.
– Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu là giấy tờ đầu tiên quan trọng cần được nhắc đến;
+ Cá nhân, tổ chức gửi Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Trong trường hợp này thì tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống như trên đến Tổng cục Thủy sản. Việc gửi hồ sơ có thể theo một trong các hình thức:
+ Tiến hành gửi trực tiếp;
+ Trong một số trường hợp lựa chọn gửi qua dịch vụ bưu chính cho thuận tiện;
+ Theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
Bước 3: Xem xét hồ sơ
Hồ sơ gửi đến Tổng cục Thủy sản thì cơ quan này nhanh chóng xem xét, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân biết thông tin để có hướng giải quyết;
Theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro; Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học) hoặc đề xuất các phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm). Việc cấp giấy phép được thực hiện theo mẫu đã định đảm bảo sự thống nhất.
Bước 4: Trả và nhận kết quả
Liên quan đến thời gian trả và nhận kết quả thì theo giấy hẹn của Tổng cục Thủy sản thì các đối tượng có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đến ngày trả giấy phép nhập khẩu cá giống sẽ được trả giấy theo hình thức: trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 11/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.