Việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chỉ được tiến hành sau khi đã có Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Vậy thủ tục xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức:
Căn cứ Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Thông tư
1.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNTđược sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).
– Giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân được phép đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất trong đó có thuốc bảo vệ thực vật đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm do chính cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
+ Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (phải mang theo bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập công ty, chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam (đối với nhà sản xuất nước ngoài đăng ký lần đầu).
+ Bản chính
+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (đối với tổ chức, cá nhân ở trong nước được ủy quyền đứng tên đăng ký lần đầu);
– Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật (theo các quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNTđược sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).
1.2. Nộp hồ sơ:
Sau khi tổ chức, cá nhân xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức chuẩn bị xong bộ hồ sơ trên thì nộp đến Cục Bảo vệ thực vật bằng một trong các phương thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp;
– Nộp hồ sơ qua bưu điện;
– Nộp hồ sơ trực tuyến.
1.3. Giải quyết hồ sơ:
– Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, trường hợp không hợp lệ thì yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Thẩm định, đánh giá hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức:
+ Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn là 10 ngày làm việc.
+ Hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại thì thời hạn thẩm định hồ sơ không quá 15 ngày làm việc.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Ngay sau khi có kết quả thẩm định thì Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện để thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật và Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn là 02 ngày làm việc.
– Trường hợp không cấp thì Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung:
Căn cứ Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT, Quyết định 238/QĐ-BNN-BVTV 2022, Quyết định 1434/QĐ-BNN-BVTV 2023 quy trình nội bộ giải quyết TTHC lĩnh vực Bảo vệ thực vật, thủ tục xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung được thực hiện như sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung bao gồm những giấy tờ sau:
– Trường hợp bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).
+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mà đã được cấp
– Trường hợp thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).
+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mà đã được cấp.
+ Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm (theo các quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).
– Trường hợp bổ sung tên thương phẩm khác, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).
+ Giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam:
++ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất trong đó có thuốc bảo vệ thực vật đề nghị được cấp giấy phép khảo nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
++ Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (phải mang theo bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập công ty, chi nhánh công ty hoặc là văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với nhà sản xuất nước ngoài đăng ký lần đầu).
++ Bản chính giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trong trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký). Giấy ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài đã phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ các trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
++ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (đối với các tổ chức, cá nhân trong nước được ủy quyền đứng tên đăng ký lần đầu).
+ Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật (theo các quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).
2.2. Nộp hồ sơ:
Sau khi tổ chức, cá nhân xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung chuẩn bị xong bộ hồ sơ trên thì nộp đến Cục Bảo vệ thực vật bằng một trong các phương thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp;
– Nộp hồ sơ qua bưu điện;
– Nộp hồ sơ trực tuyến.
2.3. Giải quyết hồ sơ:
– Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung trực tiếp hoặc trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, trường hợp không hợp lệ thì yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Thẩm định, đánh giá hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung:
+ Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung trong thời hạn 10 ngày làm việc.
+ Hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại thì thời hạn thẩm định hồ sơ không quá 15 ngày làm việc.
+ Trường hợp hồ sơ xin giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung chưa đáp ứng yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Ngay sau khi có kết quả thẩm định, Cục Bảo vệ thực vật phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 02 ngày làm việc.
– Trường hợp không cấp thì Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Quy định về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật:
– Việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện đối với tất cả những thuốc bảo vệ thực vật trước khi đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam; đối với thuốc bảo vệ thực vật sinh học được xét giảm yêu cầu khảo nghiệm.
– Việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chỉ được tiến hành sau khi đã có Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của chính cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương và do các tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm thực hiện.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
– Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT;
– Quyết định 238/QĐ-BNN-BVTV 2022 công bố TTHC sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật;
– Quyết định 1434/QĐ-BNN-BVTV 2023 quy trình nội bộ giải quyết TTHC lĩnh vực Bảo vệ thực vật