Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho khách hàng, nâng cao tự tin bản thân. Dưới đây là thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ:
Thời đại ngày càng phát triển, bên cạnh sự nâng cấp về vật chất, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tinh thần. Dịch vụ thẩm mỹ đang ngày càng trở nên ưa chuộng trong cuộc sống, đặc biệt là những người ưa cái đẹp. Dịch vụ thẩm mỹ là khái niệm để chỉ một loại hình cơ sở kinh doanh chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, trang điểm sắc đẹp ngoại hình của nam và nữ với mỹ phẩm phục vụ cho quá trình điều trị cho nam giới và nữ giới, ngoài ra dịch vụ thẩm mỹ còn có chức năng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp. Dịch vụ thẩm mỹ bao gồm nhiều loại hình khác nhau, như: Thẩm mỹ viện, các tiệm làm tóc, làm móng, tiệm spa hoặc massage … Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ là một loại hình đầu tư kinh doanh có điều kiện do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, khi các chủ thể có nhu cầu kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ thì cần phải tiến hành hoạt động xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ căn cứ theo quy định tại Điều 44 của
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở y tế cấp tỉnh hoặc cấp thành phố trực thuộc trung ương. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ sẽ được nêu trong phần dưới đây. Hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ thì người đăng ký cần phải nộp hồ sơ đến trụ sở của Bộ y tế cấp tỉnh. Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau. Có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nổ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Tức là sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ thì Sở y tế sẽ thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì cần phải yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung, hướng dẫn chủ thể nộp hồ sơ hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp các chủ thể nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ, phiếu hẹn kết quả. Trong trường hợp các chủ thể nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện thì tối đa trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải gửi phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Sợ ý tế cấp tỉnh tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét để cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ trong khoảng thời gian 45 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ. nếu xét thấy các sổ thẻ không đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ thì cần phải trả lời bằng văn bản từ chối cấp giấy phép, trong đó nêu rõ lý do. Nếu xét thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu các chủ thể nộp hồ sơ bổ sung. Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có văn bản thông báo đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ gửi đến các chủ thể nộp hồ sơ, trong văn bản thông báo đó cần phải ghi rõ những tài liệu nào cần bổ sung và cần sửa đổi. Sau thời gian 60 ngày làm việc, mà các chủ thể vẫn không bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ hoặc có bổ sung nhưng vẫn không đạt yêu cầu thì sẽ từ chối cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.
Bước 5: Nhận kết quả. Sở y tế tiến hành hoạt động cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cho người đăng ký.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh hoạt động thẩm mỹ theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với các phòng khám kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các chứng chỉ hành nghề của tất cả những người hành nghề, kèm theo danh sách những người đăng ký hành nghề trong phòng khám kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ;
– Bản kê khai cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ;
– Hồ sơ nhân sự của những người làm việc chuyên môn tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
– Tài liệu chứng minh phòng khám và các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trên thực tế;
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn của các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, các cơ sở này phải đề suất ra phạm vi hoạt động chuyên môn và các danh mục kĩ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kĩ thuật chuyên môn do chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế ban hành.
3. Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ:
Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, các chủ thể khi có nhu cầu kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, thì cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh theo như phân tích ở trên. Và để được cấp giấy phép kinh doanh trong trường hợp này thì các chủ thể nộp hồ sơ cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, cụ thể như sau:
– Phải có địa điểm cố định và tách biệt với nơi sinh hoạt của gia đình;
– Xây dựng chắc chắn và đầy đủ ánh sáng, có chống bụi và nền nhà phải được sử dụng chất liệu dễ tẩy rửa và làm vệ sinh;
– Với những phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ chuyên khoa, thì phải có buồng nếu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2;
– Có buồng thủ thuật bởi diện tích ít nhất 10 m2 nếu có thực hiện thủ tục thủ thuật;
– Đảm bảo xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật và đảm bảo khử trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật;
– Đảm bảo đầy đủ điện nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh trong quá trình sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Thứ hai, cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cần phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị y tế, cụ thể như sau:
– Có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ;
– Đối với cơ sở điều trị bệnh đang nhập thì phải có ít nhất 1 bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
– Có các phương tiện thông tin công nghệ và viễn thông phù hợp với phạm vi đăng ký hoạt động;
– Có hộp thuốc chống sốc và đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Thứ ba, cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ phải đáp ứng điều kiện về nhân sự, cụ thể như sau:
– Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kĩ thuật trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thời gian hành nghề ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
– Người được phân công thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn. Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ phải là những đối tượng không có tiền án tiền sự, không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại địa phương, không bị khởi tố hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định hoặc bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Được đăng ký và cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2018;
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của