Các hoạt động liên quan đến đê điều có tác động tương đối lớn đối với đời sống của người dân nên khi các chủ thể có nhu cầu thực hiện các hoạt động liên quan đến đê điều đều phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều:
Tùy theo hoạt động đê điều xin cấp phép mà việc chuẩn bị hồ sơ để xin cấp phép sẽ bao gồm những loại giấy tờ khác nhau.
– Đối với các hoạt động liên quan đến đê điều, bao gồm: Xây dựng các công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều mà phải cắt xẻ đê điều; Việc khoan hoặc đào đê điều nhưng vẫn trong phạm vi bảo vệ đê điều; Xây dựng đường cống qua đê điều; Xây dựng các công trình đặc biệt nhưng vẫn nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều lòng sông bãi sông; Khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 km từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều nhằm khai thác nước ngầm; Xây dựng các công trình để bảo vệ an ninh quốc phòng hoặc các công trình giao thông, công trình ngầm để phục vụ phát triển kinh tế và các công trình thủy lợi, khai thác giếng, trạm bơm hoặc âu thuyền và xây dựng các công trình theo các dự án đầu tư do thủ tướng phê duyệt tại khoản 4 điều 26 Luật đê điều cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:
+ 01 đơn đề nghị cấp phép hoạt động đê điều theo mẫu quy định;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản sao có chứng thực) nếu có.
+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều; Các bản khác chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh phòng chống cháy nổ, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và những quy định khác. (Bản sao có chứng thực)
+ Đối với các công trình yêu cầu phải có bản thiết kế kỹ thuật thì yêu cầu phải có bản thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Bản đánh giá sự tác động của hoạt động liên quan đến đê điều đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục tác động đó.
+ Quyết định phê duyệt dự án của thủ tướng chính phủ.Đối với các hoạt động liên quan đến đê điều nêu trên (Bản sao có chứng thực)
– Đối với các hoạt động liên quan đến đê điều, bao gồm: Các hoạt động khai thác.Đất cát, đá sỏi hoặc khoáng sản ở dưới lòng sông.Hoặc việc sử dụng bãi sân để nơi để vật liệu.Hoặc thực hiện việc khai thác.Đất cát, sỏi đá hoặc khoáng sản khác.cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:
+ 01 đơn đề nghị cấp phép hoạt động đê điều theo mẫu quy định;
+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều; Các bản khác chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh phòng chống cháy nổ, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và những quy định khác (Bản sao có chứng thực).
+ Bản đánh giá sự tác động của hoạt động đến vấn đề dòng chảy và thoát lũ ở trên sông hoặc công trình đê điều; Các biện pháp khắc phục tác động đó.
+ Quyết định cho thuê đất.Của cơ quan có thẩm quyền đối với phần đất bãi sông nhằm mục đích để vật liệu (Bản sao có chứng thực).
– Đối với các hoạt động liên quan đến đê điều, bao gồm: Những hoạt động cần phải sử dụng các công trình đê, kè, cống qua đê để làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng.
+ 01 đơn đề nghị cấp phép hoạt động đê điều theo mẫu quy định;
+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án hoặc các báo cáo về kinh tế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép.
+ 01 bản vẽ sơ họa về vị trí thực hiện các hoạt động liên quan đến đê điều cần đề nghị cấp phép hoặc bản thuyết minh phương án hoạt động đối với hoạt động đó.
+ Các giấy tờ về đăng kiểm tàu thuyền, giấy tờ chứng minh trọng lượng của tàu, thuyền, bè, mảng.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động đê điều:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều sẽ trực tiếp tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh hoặc gửi đơn đề nghị cấp phép kèm theo hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.
Chủ thể có nhu cầu đề nghị cấp giấy phép sẽ nộp 4 bộ hồ sơ trong đó bao gồm 1 bản chính và 3 bản photo đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh thông qua bộ phận một cửa.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ thì Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiến hành việc kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và lập giấy biên nhận trong trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Nếu trong quá trình kiểm tra, xem xét thấy hồ sơ chưa đáp ứng thì sẽ trực tiếp hoặc có văn bản để hướng dẫn các chủ thể có nhu cầu xin cấp phép thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Khi đã kiểm tra và xác nhận hồ sơ đủ điều kiện để tiếp nhận thì trong thời gian 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận thẩm định sẽ thực hiện việc kiểm tra, xác minh xem nội dung tài liệu, hồ sơ cung cấp đã đủ điều kiện hay chưa. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện thì cơ quan thẩm định sẽ có văn bản thông báo để yêu cầu chủ thể có nhu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải có nghĩa vụ tiến hành kiểm tra, xác minh trên thực địa và xin ý kiến của cơ quan có liên quan nếu có, đối chiếu với các quy định của địa phương và tham mưu văn bản ý kiến của UBND tỉnh khi đã đủ các điều kiện của một bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Nếu như xin ý kiến của các cơ quan có liên quan thì sau 4 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thì những cơ quan được xin ý kiến sẽ phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan mình; Cơ quan tiếp nhận hoặc thẩm định hồ sơ sẽ căn cứ theo các quy định hiện hành để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
Riêng đối với những hoạt động yêu cầu phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần thiết phải tham mưu ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình lên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bộ hồ sơ đề nghị phải có ý kiến chấp thuận theo quy định.
Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và hồ sơ của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra quyết định cấp giấy phép hoạt động liên quan đến lĩnh vực đê điều. Nếu chưa đủ các điều kiện để được cấp phép hoặc không cấp phép thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do gửi trực tiếp tới các chủ thể có nhu cầu được cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều:
Căn cứ vào khoản 1,3 Điều 25 Luật Đê điều theo đó, tùy theo những hoạt động liên quan đến đê điều mà có những yêu cầu về quy chuẩn.Kỹ thuật riêng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc đối với những công trình đê đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 cần phải có thêm ý kiến chấp thuận bằng văn bản của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo đó thì UBND cấp tỉnh sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ như sau.
– Phải thực hiện việc niêm yết bằng văn bản công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép liên quan đến hoạt động đê điều.
– Trực tiếp xem xét tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều đối với các chủ thể có nhu cầu.
– Thực hiện việc cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp không đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều hoặc không cấp giấy phép trong thời hạn theo quy định.
– Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động liên quan đến đê điều theo giấy phép hoạt động và những hoạt động không có giấy phép.Tiến hành đình chỉ hoạt động khi có căn cứ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều khi các chủ thể có hoạt động liên quan đến đê điều vi phạm các quy định theo Luật Đê điều.
– Trực tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với việc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm đối với quyết định cấp giấy phép của mình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên quyền cấp giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đê điều.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-VPQH Luật Đê điều năm 2020