Thức ăn chăn nuôi là gì? Thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi? Các loại thức ăn không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi?
Với vai trò của ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nông nghiệp thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng. Do nhu cầu tăng mà các loại thức ăn chăn nuôi ngày càng đa dạng và nhu cầu lưu hành thức ăn chăn nuôi trên thị trường ngày càng lớn. Việc lưu hành thức ăn chăn nuôi cần có giấy phép, do đó để thức ăn chăn nuôi được lưu hành trên thị trường thì các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;
– Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
– Quyết định 2932/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
– Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Mục lục bài viết
1. Thức ăn chăn nuôi là gì?
Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì “Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống”.
Như vậy, thức ăn chăn nuôi được định nghĩa là các dạng thức ăn ở các thể rắn, lỏng, tươi, sống hoặc đã chế biến…được dùng cho gia súc gia cầm.
Trong đó, các loại thức ăn chăn nuôi được định nghĩa như sau:
– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được hiểu là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn, thức ăn “hỗn hợp” bởi các loại chất dinh dưỡng, do loại thức ăn này dùng để để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống nên nó được gọi là hỗn hợp “hoàn chỉnh”.
– Thức ăn đậm đặc: để thực hiện phối chế ra thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
– Thức ăn bổ sung: thức ăn này với vai trò là bổ sung vì thế mà nó là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi mà không phải là thức ăn chính như thức ăn đậm đặc hay thức ăn hòa chỉnh. Vai trò chính của loại thức ăn này là nhằm mục đích duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; khi nhận thấy vật nuôi cần bổ sung các chất dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi thì người chăn nuôi sẽ sử dụng thức ăn bổ sung.
– Thức ăn truyền thống: từ trước đến nay, từ khi xuất hiện ngành chăn nuôi thì thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi:
– Lý do phải xin cấp phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi: Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã quy định thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng về các nguyên tắc lưu hành và quản lý thức ăn chăn nuôi và việc đăng ký kinh doanh cũng như đảm bảo các điều kiện về thức ăn chăn nuôi trước khi lưu hành nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về lưu hành thức ăn chăn nuôi.
Đối với các trường hợp vi phạm về các quy định lưu hành thức ăn chăn nuôi thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại quy định Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi căn cứ vào hành vi vi phạm và tổng giá trị lô sản phẩm vi phạm.
– Các loại thức ăn chăn nuôi phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn đã được nêu trên mục 1: bao gồm thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, thức ăn chăn nuôi đậm đặc, thức ăn chăn nuôi bổ sung.
Các loại thức ăn này theo quy định tại Luật chăn nuôi 2018 thì thức ăn chăn nuôi được phép công bố lưu hành tại Việt Nam phải là thức ăn chăn nuôi có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Các loại thức ăn đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật sẽ được phê duyệt để lưu hành và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên thì tổ chức cá nhân muốn lưu hành thức ăn chăn nuôi sẽ phải nộp hồ sơ để Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông là cơ quan có thẩm quyền tiến hành phê duyệt.
Cụ thể trình tự thực hiện công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi được thực hiện như sau:
+ Tổ chức, cá nhân lưu hành thức ăn chăn nuôi truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nộp hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung (hồ sơ đã được nêu trên).
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành nhận hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử. Sau khi nhận được hồ sơ của cá nhân, tổ chức thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thành phần hồ sơ này. Đối với yêu cầu của hồ trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện.
+ Tiếp theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định hồ sơ để xác nhận xem sản phẩm có đạt yêu cầu để lưu hành hay không và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đối với các trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đồng ý phải nêu rõ lý do.
3. Các loại thức ăn không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi:
+ Quá trình phát triển ngành chăn nuôi của nước ta gắn liền với các tập quán chăn nuôi tự nhiên, do đó mà đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất theo tập quán, chủ yếu là các thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp và dùng để tiêu thụ nội bộ, các loại thức ăn này chủ yếu là nguyên liệu đơn không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên thì các loại thức ăn này vẫn phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
+ Đối với các loại thức ăn theo tập quán không phải xin giấy phép này, để căn cứ loại thức ăn nào cần hay không cần đăng ký lưu hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và các nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam. Danh mục quy định các loại thức ăn này trong đó có quy định về mức chất lượng tối thiểu và quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.
– Theo Điểm a Khoản 4 Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
+ Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản);
+ Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản);
+ Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau: Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
+ Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định, thừa nhận, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tạm thời đơn vị thực hiện thử nghiệm phù hợp;
+ Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).