Thủ tục xét lại bán ản tranh chấp lao động. Thủ tục xét lại bán ản trong tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm.
Thủ tục xét lại bán ản tranh chấp lao động. Thủ tục xét lại bán ản trong tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm.
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được gọi là thủ tục đặc biệt. Các cấp tòa án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục này sẽ xét lại những bản án, quyết định của tòa án cấp dưới khi đã có hiệu lực trong trường hợp có kháng nghị của những người có thẩm quyền nhằm mục đích bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định mà tòa án đã tuyên. Bản chất pháp lý của giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà là thủ tục phá án như nhiều nước áp dụng hiện nay. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm xuất hiện khi có kháng nghị của người có thẩm quyền theo quy định.
Phạm vi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm "chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị". Ngoài ra, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền "xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án".
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên ba căn cứ sau đây:
+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc Bộ luật Tố tụng dân sự quy định việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên ba căn cứ nêu trên mà không quy định dựa trên căn cứ "Việc điều tra không đầy đủ" là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì "Việc điều tra không đầy đủ" chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn tới "Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án". Thực chất đây là trường hợp tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đã có những sai lầm khi đánh giá về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Còn căn cứ "Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" và "Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật" thực chất là trường hợp khi tòa án tiến hành giải quyết vụ việc đã có những sai lầm nghiêm trọng trong việc vận dụng pháp luật về từng loại tranh chấp lao động cá nhân cụ thể và tố tụng giải quyết vụ án.