Thực tế hiện nay có nhiều trường hợp các gia đình phải mai táng người mất ở những nơi chật chội, nhu cầu xây mới và cải tạo nghĩa trang từ đó được đặt ra. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục xây mới, mở rộng, cải tạo và đóng cửa nghĩa trang?
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát về hoạt động xây mới, mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang:
- 2 2. Thủ tục xây mới, mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang:
- 3 3. Việc mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nào?
- 4 4 Khi đầu tư xây dựng mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thì phần mở rộng có thể xây dựng khác với các công trình cũ hay không?
1. Khái quát về hoạt động xây mới, mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang:
Căn cứ theo quy định của pháp luật, có thể hiểu, cải tạo và mở rộng nghĩa trang là quá trình thực hiện việc tu bổ và nâng cấp các công trình trong phạm vi nghĩa trang khi xét thấy cơ sở này đang xuống cấp, quá trình cải tạo và mở rộng nghĩa trang cần phải đáp ứng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với phần diện tích được mở rộng nhằm bảo đảm cảnh quan về đô thị và tránh trường hợp ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động đóng cửa nghĩa trang là khái niệm để chỉ việc không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động mai táng trong khu vực nghĩa trang theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung thì có thể thấy, nguyên tắc đối với các hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng nghĩa trang được ghi nhận như sau:
– Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và tiến hành các hoạt động xây dựng theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt;
– Việc táng người chết phải được thực hiện trong phạm vi các nghĩa trang, trường hợp táng người mất trong khuôn viên nhà thờ và nhà chùa, thánh thức tôn giáo, thì phải đảm bảo vấn đề về vệ sinh môi trường và phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo sự phân cấp của chủ thể có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
– Việc táng người mất phải phù hợp với phong tục tập quán, phải phù hợp với tín ngưỡng tâm linh và truyền thống văn hóa, phù hợp với nếp sống văn minh hiện đại của dân tộc Việt Nam;
– Phải sử dụng đất đúng mục đích và sử dụng đất có hiệu quả, cùng với đó là phải đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Thủ tục xây mới, mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang:
Nhìn chung thì có thể thấy, trình tự và thủ tục để tiến hành hoạt động xây mới, mở rộng, cải tạo và đóng cửa nghĩa trang sẽ trải qua một số bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xây dựng và cải tạo nghĩa trang sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ để tiến hành hoạt động giao đất xây dựng nghĩa trang gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này được xác định là Sở tài nguyên và môi trường. Sau đó chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động xem xét hồ sơ để ra quyết định cấp đất xây dựng nghĩa trang. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả.
Bước 2: Sau khi xét thấy có điều kiện và nhu cầu để thực hiện hoạt động xây mới, mở rộng, cải tạo hoặc đóng cửa nghĩa trang, thì cần phải gửi đơn yêu cầu đến chủ thể có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại
Bước 3: Sau khi được các chủ thể có thẩm quyền cho phép, thì sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với quá trình xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang:
– Tiến hành những hoạt động xây mới hoặc mở rộng nghĩa trang theo đúng quy định của pháp luật và phải tuân thủ theo kế hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt;
– Các công trình hạ tầng kĩ thuật trong quá trình xây mới và mở rộng nghĩa tranh phải được thống nhất và đồng bộ;
– Xây dựng bia mộ và các công trình khác trong phạm vi nghĩa trang phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Các kích thước và kiểu dáng của bia mộ, cùng với những khoảng cách giữa các bia mộ với nhau phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, đối với hoạt động cải tạo nghĩa trang:
– Các chủ thể cần tiến hành hoạt động cải tạo nghĩa trang sao cho phù hợp với quy hoạch xây dựng và phù hợp với cơ sở hạ tầng kĩ thuật, phù hợp với cảnh quan và môi trường, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
– Cần phải tiến hành hoạt động xác lập ranh giới nghĩa trang theo quy hoạch đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt;
– Tiến hành hoạt động trồng cây xanh bao quanh khu vực nghĩa trang và trong khu vực nghĩa trang;
– Tiến hành quá trình cải tạo và nâng cấp các công trình hạ tầng kĩ thuật trong phạm vi nghĩa trang được phép cải tạo;
– Đối với phần diện tích chưa sử dụng thì cần phải thực hiện hoạt động phân khu vực rõ ràng, phân lô mộ và nhóm môn, phân hàng mộ, sao cho đảm bảo về diện tích, và kích thước, cũng như kiến trúc của các ngôi mộ.
Thứ ba, đối với hoạt động đóng cửa nghĩa trang:
– Nhìn chung thì hoạt động đóng cửa nghĩa trang sẽ được thực hiện khi không còn đủ diện tích sử dụng và không có điều kiện mở rộng, quá trình đóng cửa nghĩa trang không gây ô nhiễm môi trường;
– Việc đóng cửa nghĩa trang phải do chủ thể có thẩm quyền quyết định và được thông báo công khai;
– Phải tiến hành hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi tiến hành đóng cửa nghĩa trang theo quy định của pháp luật;
– Phải cải tạo và chỉnh trang lại sao cho phù hợp với hệ thống hạ tầng kĩ thuật, tiến hành các hoạt động xây tường rào và trồng cây xanh bao quanh khu vực nghĩa trang sao cho đảm bảo về mặt chiều cao và không gây ảnh hưởng đến nghĩa trang;
– Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ thì cần phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm sao cho nghĩa trang không ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và người tham gia giao thông.
3. Việc mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nào?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng (sau được sửa đổi bởi nghị định 98/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật), có ghi nhận về cơ quan có thẩm quyền trong việc mở rộng nghĩa trang và các cơ sở mai táng, cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
– Có trách nhiệm trong việc thống nhất tổ chức quản lý về nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng trên địa bàn mà mình quản lý, ban hành các quy định cụ thể về việc quản lý nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng đối với những nội dung cơ bản như, quy định về quy hoạch và đầu tư xây dựng, quy định về đóng cửa và cải tạo nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang theo đúng pháp luật, quá trình quản lý và sử dụng nghĩa trang trên phạm vi địa bàn của tỉnh, quản lý chi phí và giá dịch vụ nghĩa trang cũng như giá dịch vụ hỏa táng, phân công và phân cấp trách nhiệm cho các chủ thể có chuyên môn trong quá trình quản lý, phân cấp quản lý cho chủ thể có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân các cấp về quản lý nghĩa trang và quản lý các cơ sở hỏa táng trên địa bàn;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc tổ chức lập kế hoạch 05 năm, hằng năm đầu tư xây mới, tu bổ và mở rộng, cải tạo và lộ trình đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và di chuyển phần mộ riêng lẻ trên phạm vi địa bàn mà mình quản lý, bố trí nguồn ngân sách hằng năm theo kế hoạch để tiến hành những hoạt động đầu tư xây dựng nghĩa trang và các cơ sở và tám phục vụ nhu cầu mai táng của người dân trên địa bàn của mình;
– Tổ chức thực hiện các cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang theo đúng quy định của pháp luật;
– Tổ chức việc chỉ đạo, báo cáo xây dựng cơ sở dữ liệu về quá trình hoạt động của các nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng, tiến hành hoạt động kiểm tra và giám sát đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang và quản lý các cơ sở hỏa táng trên địa bàn, báo cáo lên chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ xây dựng định kỳ hàng năm về tình hình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang cùng với các cơ sở hỏa táng trên địa bàn;
– Tiến hành các hoạt động chỉ đạo công tác thanh tra và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về vấn đề quản lý nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn.
Như vậy thì có thể thấy, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được xác định là cơ quan có thẩm quyền trong việc mở rộng nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng.
4 Khi đầu tư xây dựng mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thì phần mở rộng có thể xây dựng khác với các công trình cũ hay không?
Căn cứ theo Điều 9 của Nghị định 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng (sau được sửa đổi bởi nghị định 98/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật), có quy định về xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng như sau:
– Việc xây mới hoặc mở rộng nghĩa trang và các cơ sở và đảng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, và tuân thủ theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống phát triển đô thị và nông thôn, quy hoạch của cấp tỉnh hoặc của các bộ ban ngành có liên quan đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt;
– Các công trình hạ tầng kĩ thuật trong khu vực nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng phải được xây dựng một cách đồng bộ;
– Xây dựng các bia mộ và các nhà lưu trữ tro cốt, xây dựng các công trình khác trong nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Kích thước và kiểu dáng của các bia mộ, cũng như khoảng cách giữa các bia mộ, kích thước của các ô để lọ tro cốt cần phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang và quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hỏa táng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, có thể thấy rằng, các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải được xây dựng đồng bộ. Như vậy, khi thực hiện đâu tư xây dựng mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thì phải bảo đảm các công trình tại phần được mở rộng phải đồng bộ với các công trình trước đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
– Nghị định 98/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.