Xây dựng bến thủy nội địa. Thủ tục xây dựng bến thủy nội địa theo quy định của Thông tư 542010/TT-BGTVT.
Việt Nam được biết đến với một quốc gia có thế mạnh về thiên nhiên, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều sông ngòi, kênh rạch và điều đặc biệt là có một vùng biển rộng lớn. Vì vậy, giao thông đường thủy tại Việt Nam rất phát triển và được ra đời cùng với sự khai sinh của những Nhà nước phong kiến đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Cho đến nay, việc đi lại bằng các phương tiện đường thủy nội địa vẫn rất sôi động đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nới có hệ thống kênh rạch chằng chịt nhất cả nước. Để quản lý cũng như đảm bảo tốt vấn đề an tàn giao thông đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 54/2010/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa. Theo đó, chủ trương xây dựng bến thủy nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng phương tiện đường thủy nội địa được quy định tại Điều 7, Thông tư 54/2010/TT-BGTVT.
Để xây dựng bến thủy nội địa, chủ đầu tư phải chuẩn bị một bị hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Khoản 2, Thông tư 54/2010/TT-BGTVT. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa theo Mẫu số 2
b) Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến khách ngang sông theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bình đồ vị trí và sơ đồ mặt bằng công trình bến, vùng nước trước bến.
Để thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng bến thủy nội địa, chủ đầu tư phải gửi trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu chính tới Sở Giao thông vận tải nơi thuộc địa giới hành chính do Sở đó quản lý mà chủ đầu tư muốn đầu tư xây dựng bến thủy nội địa tại đó (Điều 7, Khoản 1, 2, Thông tư 54/2010/TT-BGTVT).
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải sẽ có văn bản chấp thuận xây dựng bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và gửi cho chủ đầu tư. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ còn nếu việc gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, trước khi ra quyết định, Sở Giao thông vận tải phải căn cứ vào quy mô và chắc năng của bến thủy nội địa để gửi
a) Đối với bến thủy trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, trước khi có văn bản chấp thuận, Sở Giao thông vận tải phải lấy ý kiến của Chi Cục Đường thủy nội địa về vị trí và ảnh hưởng của bến đối với luồng và phạm vi bảo vệ các công trình khác ở khu vực. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Giao thông vận tải kèm hồ sơ theo quy định, Chi Cục Đường thủy nội địa có văn bản trả lời.
b) Đối với bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển, trước khi chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ Hàng hải khu vực. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải khu vực có văn bản trả lời.
c) Đối với bến khách ngang sông, trước khi có văn bản chấp thuận, Sở Giao thông vận tải phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến xây dựng bến. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Giao thông vận tải kèm hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời.
Với những quy định trên của Thông tư 54/2010/TT-BGTVT sẽ góp phần phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa của nước ta, đồng thời góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.