Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và ý nghĩa của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo? Thủ tục thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
Hiếm muộn là một trình trạng không mong muốn của bất cứ một gia đình nào. Để tìm ra một giải pháp để giảm bớt những khó khăn của gia đình hiếm muộn thì mang thai hộ đã ra đời. Mang thai hộ đóng vai trò quan trọng để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con, từ đó mang đến sự tích cực cho xã hội. Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về thủ tục và ý nghĩa của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Luật sư
1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và ý nghĩa của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một quan điểm mới hiện đại ngày nay. Đây là việc giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn có khả năng vẫn được làm cha mẹ.
Việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm: Thụ tinh nhân tạo là phương pháp thụ tinh bằng cách đưa trực tiếp một lượng tinh trùng sau khi đã lọc rửa vào buồng tử cung. Thụ tinh trong ống nghiệm: Theo quy định của pháp luật thì thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là chế định pháp lý quy định về việc sinh con có áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo đó, một người phụ nữ đảm bảo đủ các điều kiện, tự nguyện mang thai giúp cặp vợ chồng vô sinh không nhằm mục đích trục lợi khi người vợ của cặp vợ chồng vô sinh không thể mang thai ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy phôi vào tử cung của người tự nguyện mang thai hộ để người này mang thai hộ và sinh con.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có những ý nghĩa cụ thể như sau:
– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần đảm bảo quyền con người. Quyền làm cha, mẹ là một trong những quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Mặc dù khoa học, kỹ thuật về hỗ trợ sinh sản khá phát triển nhưng vẫn không thể giải quyết được hết những vấn đề về sinh sản đối với những cặp vợ chồng vô sinh. Chính vì thế, vấn đề mang thai hộ trở thành nhu cầu của nhiều cặp vợ chồng. Việc Luật HNGĐ 2014 cho phép hoạt động mang thai hộ đã thỏa mãn được nguyện vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời đảm bảo quyền cơ bản của con người là quyền mưu cầu hạnh phúc.
– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là căn cứ giúp gia đình thực hiện tốt chức năng sinh đẻ. Chức năng sinh đẻ, tái sản xuất con người là một trong những chức năng cơ bản có gia đình. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp đảm bảo khả năng thực hiện chức năng tái sản xuất con người. Nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà chức năng duy trì nòi giống của các cặp vợ chồng vô sinh được đảm bảo đồng thời đáp ứng nhu cầu có con ruột của các cặp vợ, chồng.
– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo còn góp phần làm lành mạnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, ổn định đời sống. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần giúp các cặp vợ chồng vô sinh được thực hiện quyền làm cha, làm mẹ của mình một cách hợp pháp, đảm bảo sự lành mạnh của mối quan hệ hôn nhân gia đình thay vì dùng các phương pháp, hành vi mà pháp luật cấm để có con như đẻ thuê, đẻ chui, mua bán trẻ em,…
– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần thúc đẩy sự ứng dụng thành tựu của y học Việt Nam đối với việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thông qua thụ tinh trong ống nghiệm góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực y học Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ sinh sản. Với rất nhiều yếu tố như trang thiết bị được đầu tư tiên tiến, cán bộ y tế trong lĩnh vực này trẻ, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có kinh nghiệm và kiến thức nền tảng tốt, …. kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển và thành công.
– Tạo khung pháp lý an toàn trong các giao dịch mang thai hộ và có cơ chế phân biệt được với trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại như hiện nay. Việc đưa vấn đề mang thai hộ vào khung điều chỉnh của luật sẽ giúp cho các thỏa thuận về mang thai hộ phải tuân theo những quy định của pháp luật, từ đó hạn chế chững biến tướng trong mang thai hộ.
– Giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được một phần nào đó nhu cầu mang thai hộ hiện nay. Việc pháp luật quy định ngày càng hoàn thiện các quy định về mang thai hộ giúp các cơ quan chức năng dần kiểm soát được vấn đề mang thai hộ trong xã hội, không còn nhiều vướng mắc do thiếu quy định pháp luật hay quy định pháp luật không rõ ràng, từ đó tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các vấn đề nói chung của xã hội.
– Bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em: Trẻ em và phụ nữ luôn được coi là đối tượng yếu thế trong xã hội, thường là nạn nhân của nhiều hoạt động phạm pháp liên quan đến quyền con người, mà trong hoạt động mang thai hộ, thì đó có thể là việc hình thành đường dây tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, buôn người,… Nên pháp luật quy định chặt chẽ về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội là phụ nữ và trẻ em có sự bảo vệ tốt hơn từ pháp luật.
– Khi được pháp luật điều chỉnh thì các bên sẽ có cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn để ràng buộc lẫn nhau, tránh tình trạng vi phạm như không chịu trả con hoặc không chịu nhận con…
Như vậy, đây là một việc làm tốt và có sự kiểm soát nhất định về mặt thực tiễn của như luật pháp, việc thực hiện công việc này bảo đảm sẽ có những lợi ích cũng như ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống.
2. Thủ tục thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ phải lập thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng được cụ thể hóa trong Mẫu số 06 về Bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ – CP, bao gồm các nội dung cơ bản:
– Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật HNGĐ 2014;
– Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật HNGĐ 2014;
– Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho bên mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
– Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
Các mục về thông tin của các bên cũng như cam kết về quyền và nghĩa vụ đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể và có hướng dẫn chi tiết trong Mẫu số 06 giúp các bên trong quan hệ mang thai hộ có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, những nội dung về việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa, hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho bên mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ… thì không có hướng dẫn cụ thể. Điều này sẽ khiến các cặp vợ chồng và bên mang thai hộ sẽ khó điều khăn khi xây dựng thỏa thuận.
Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chúng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này. Đây cũng là cơ sở để thực hiện các thủ tục cần thiết như lập hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, khai sinh cho đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ hay giải quyết phát sinh tranh chấp giữa các bên.
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tuân thủ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ – CP sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm mang thai hộ. Hồ sơ sẽ được cặp vợ chồng vô sinh gửi đến Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị