Theo quy định của pháp luật hiện hành, kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các chủ thể muốn sản xuất thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Vậy thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá hiện nay được quy định cụ thể Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Có thể nói, trình tự này sẽ được áp dụng đối với trường hợp các chủ thể có mong muốn và có nguyện vọng xin cấp giấy phép sản xuất các sản phẩm thuốc lá lần đầu và cấp lại do giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá đã cấp trước đó bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hết hiệu lực pháp luật trên thực tế. Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá 30 ngày theo quy định của pháp luật, thì các tổ chức và cá nhân cần phải nộp hồ sơ đề nghị xin cấp lại giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất thuốc lá trên thực tế. Hồ sơ và thẩm quyền, trình tự và thủ tục cấp giấy phép sản xuất thuốc lá trong trường hợp xin cấp lại sẽ được thực hiện giống với trường hợp xin cấp lần đầu. Nhìn chung thì thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ phục vụ cho hoạt động xin cấp giấy phép sản xuất thuốc lá sẽ được phân tích cụ thể trong phần dưới đây.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu điện. Theo quy định của pháp luật hiện nay tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, thì có thể xác định, hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ được gửi đến Bộ công thương. Hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp này hiện nay theo quy định của pháp luật sẽ thuộc về Bộ công thương.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Xem xét tính hợp lý của hồ sơ, nếu như xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp pháp thì sẽ đưa giấy biên nhận. Nếu xét tuyển hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung sao cho đầy đủ giấy tờ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương sẽ cần phải tiến hành hoạt động xem xét và cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật trong việc cấp giấy phép sản xuất thuốc lá thì Bộ công thương cần phải có văn bản trả lời từ chối hoạt động cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho các chủ thể nộp hồ sơ và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Trong trường hợp xét thấy hồ sơ không hợp lệ, trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp, Bộ công thương cần phải tiến hành hoạt động trả lời bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung, nếu như hết thời hạn yêu cầu mà không bổ sung được giấy tờ cần thiết thì Bộ công thương có quyền từ chối cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho các chủ thể nộp hồ sơ.
Như vậy có thể nói, thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ được thực hiện theo trình tự nêu trên phù hợp với quy định của pháp luật. Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được lập thành bốn bản. Trong đó 02 bản được lưu giữ tại Bộ công thương, 01 bản sẽ được gửi về cho doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, 01 bản còn lại sẽ được gửi giữ tại sở công thương nơi doanh nghiệp xin cấp giấy phép đóng trụ sở chính. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ có thời hạn trong khoảng thời gian 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền 30 ngày thì doanh nghiệp sản xuất thuốc lá cần phải tiến hành hoạt động nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất thuốc lá trên thực tế. Thủ tục xin cấp lại giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ được thực hiện giống như trình tự cấp giấy phép sản xuất thuốc lá lần đầu.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, có thể kể đến thành phần hồ sơ trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá như sau:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm thuốc lá được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong khoảng thời gian 03 năm gần nhất, và dự kiến sản lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong khoảng thời gian 05 năm tiếp theo, trong bản dự kiến này phải nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá nhất định;
– Bảng liệt kê danh sách máy móc và các thiết bị cuốn điếu thuốc lá đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và các thiết bị thực hiện hoạt động đóng bao thuốc lá;
– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các máy móc thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm thuốc lá;
– Hợp đồng gia công chế biến sợi hoặc hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng các sản phẩm trong quá trình sản xuất thuốc lá (nếu có).
Theo đó thì hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ bao gồm những giấy tờ và tài liệu nêu trên.
3. Điều kiện xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:
Hiện nay để được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá thì các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Những điều kiện trong quá trình xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 19 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc lá trước giai đoạn cơ quan có thẩm quyền ban hành
– Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:
+ Doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc dưới hình thức liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu.
– Điều kiện về máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, tức là phải có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính, bao gồm cuốn điếu và đóng bao.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.