Thủ tục ủy quyền mua bán nhà khi bên ủy quyền đang định cư ở nước ngoài. Thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài. Thủ tục ủy quyền bán nhà từ nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Vợ ở nước ngoài ủy quyền cho chồng bán nhà ở Việt Nam được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào. Tôi đang định cư ở Mỹ, chồng tôi đang ở Việt Nam. Chúng tôi có sở hữu 1 căn nhà chung và hiện tại chúng tôi muốn bán nó. Tôi không thể về Việt Nam bây giờ để làm thủ tục chuyển nhượng nhà cùng chồng. Xin hỏi giấy tờ ủy quyền làm như thế nào, mẫu viết ra sao và tôi có thể đem giấy ủy quyền đó đi công chứng ở nhà Bank bên Mỹ được không. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Việc định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng,
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên thì vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau thực hiện việc định đoạt tài sản chung. Và do vậy, trong trường hợp của bạn, khi bạn đang định cư tại nước ngoài, không thể trực tiếp ký kết hợp đồng chuyển nhượng ngôi nhà này cùng chồng tại Việt Nam thì bạn hoàn toàn có quyền ủy quyền cho chồng mình thực hiện việc định đoạt ngôi nhà này. Việc ủy quyền có thể được thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì pháp luật không có quy định về
Về cơ bản, hợp đồng ủy quyền do các bên lập ra phải có các nội dung cơ bản của một hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể gồm: đối tượng của hợp đồng, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng… Kết hợp những quy định về hợp đồng ủy quyền và nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự thì có thể xác định những nội dung cơ bản của hợp đồng uỷ quyền gồm có:
– Công việc ủy quyền: Đây là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn, trong đó, bạn ủy quyền cho chồng bạn được toàn quyền thực hiện thay mình thực hiện công việc nhất định.
– Về thời hạn ủy quyền: Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
– Về nghĩa vụ của bên được ủy quyền: Có thể thấy trong trường hợp của bạn, thì do bạn ở nước ngoài ủy quyền cho chồng bạn thực hiện việc mua bán căn nhà, nên bên được ủy quyền ở đây được xác định là chồng bạn. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền thì do hai bên tự thỏa thuận.
Về việc công chứng các giấy tờ ủy quyền mà bạn lập.
Về việc công chứng hợp đồng ủy quyền, khoản 2 Điều 55
“Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
…
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”
Xem xét trường hợp của bạn, hiện nay bạn đang định cư bên Mỹ, không thể trực tiếp về Việt Nam để cùng chồng ký kết trong hợp đồng mua bán. Có thể thấy, trong trường hợp này, bạn và chồng bạn không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền. Do vậy, trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 thì bạn nên lập hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền rồi thực hiện việc công chứng hợp đồng này tại tổ chức hành nghề công chứng nơi bạn đang cư trú, định cư sau đó tiếp tục thực hiện công chứng vào bản gốc hợp đồng uỷ quyền tại nơi chồng bạn cư trú.
Bạn đang định cư tại nước ngoài, do vậy khi thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền tại nơi bạn cư trú thì căn cứ theo quy định tại Điều 78 Luật Công chứng năm 2014, bạn có thể đến cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Mỹ để thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền. Theo quy định của Điều 78 Luật Công chứng 2014 thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài được công chứng văn bản uỷ quyền theo quy định của Luật Công chứng 2014
Sau khi hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì bạn gửi về Việt nam, yêu cầu chồng bạn đến tổ chức hành nghề công chứng nơi chồng bạn cư trú để công chứng tiếp vào bản gốc của hợp đồng ủy quyền này, để hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Khi đã thực hiện xong thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền thì chồng bạn sẽ có toàn quyền để thực hiện việc mua bán ngôi nhà thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng.
2. Thủ tục ủy quyền bán nhà từ nước ngoài:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ạ. Tôi có vấn đề như sau: Anh trai tôi hiện tại đang ở nước ngoài, anh có một ngôi nhà ở Việt Nam và giờ anh muốn bán đi. Anh muốn ủy quyền cho tôi bán thì phải làm như thế nào? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng như sau:
“Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.
Vì anh trai bạn đang ở nước ngoài, bạn đang ở Việt Nam nên đương nhiên không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng được, do đó, có thể tiến hành công chứng ở hai tổ chức công chứng như hướng dẫn nêu trên.
Thủ tục như sau:
1. Thẩm quyền công chứng:
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài: Anh bạn đang ở nước ngoài nên có thể đến Đại sứ quán/lãnh sự quán của Việt Nam ở nước đó để yêu cầu công chứng.
– Văn phòng công chứng/Phòng công chứng tại Việt Nam: Sau khi anh bạn công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài sẽ gửi về Việt Nam để bạn thực hiện thủ tục công chứng tiếp hợp đồng ủy quyền đó.
2. Hồ sơ yêu cầu công chứng:
– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
3. Trình tự:
– Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
– Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.