Có xin trích lục bản đồ địa chính online được hay không? Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính online? Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính? Nội dung của bản đồ địa chính?
Hiện nay nhiều trường hợp người dân có nhu cầu cần xin trích lục bản đồ địa chính như tranh chấp đất đai, kiểm tra hiện trạng đất, …bởi trích lục bản đồ địa chính thửa đất chứa nhiều thông tin quan trọng về thửa đất đó. Vậy với sự phát triển công nghệ thì có thể xin trích lục bản đồ địa chính online được không và có thể thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
–
– Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Có xin trích lục bản đồ địa chính online được hay không?
Khi có nhu cầu xin trích lục bản đồ địa chính, căn cứ theo quy định ở Khoản 1 Điều 12
Thứ nhất, nộp trực tiếp tại Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai.
Cơ quan cung cấp dữ liệu quốc gia ở cấp Trung Ương là Trung tâm Dữ liệu & Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan cung cấp dữ liệu quốc gia ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai. Theo quy định tại Điều 29
Thứ hai, gửi qua fax, bưu điện, đường công văn.
Thứ ba, gửi qua cổng thông tin đất đai hoặc thư điện tử.
Đồng thời theo quy định ở Khoản 1 Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, cá nhân và tổ chức hoàn toàn có thể xin trích lục bản đồ địa chính online qua cổng thông tin đất đai để khai thác thông tin về thửa đất. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng được ở những địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai qua mạng internet.
2. Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính online:
Theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, thủ tục đề nghị cấp trích lục bản đồ địa chính online được thực hiện như sau:
Bước 1: Điền phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai cần nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.
Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu đến cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai qua cổng thông tin điện tử đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ của cá nhân/tổ chức thì Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (nếu có) cho người yêu cầu. Nếu cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai từ chối cung cấp dữ liệu thì phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do cho cá nhân/tổ chức đó biết.
Bước 4: Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất theo yêu cầu sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.
Thời gian thực hiện cấp trích lục bản đồ địa chính:
– Cung cấp trích lục bản đồ địa chính ngay trong ngày đối với trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ; đối với trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
– Nếu yêu cầu trích lục bản đồ địa chính với yêu cầu tổng hợp thông tin khác liên quan thửa đất thì thời hạn cung cấp trích lục bản đồ địa chính với các thông tin về đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
3. Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính:
Việc trích lục bản đồ địa chính sẽ giúp cơ quan nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai chẳng hạn như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, giải quyết tranh chấp đất đai, ….Bên cạnh đó,việc trích lục bản đồ địa chính của thửa đất cũng là căn cứ quan trọng để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình đối với thửa đất được dễ dàng hơn. Theo quy định của pháp luật đất đai, thực hiện trích lục bản đồ địa chính trong các trường hợp sau:
– Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 70
– Cấp lại Giấy chứng nhận: Theo khoản 3 Điều 77
– Giải quyết tranh chấp đất đai: Theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trích lục bản đồ địa chính là một trong các tài liệu cần có trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đối với trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành và các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp đất tại UBND cấp huyện, tỉnh.
– Thành phần cần có trong hồ sơ xin giao đất, thuê đất của người xin giao đất, thuê đất đối với dự án phải trình với quan có nhà có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
– Là thành phần cần có trong hồ sơ trình UBND xin chuyển mục đích sử dụng đất: theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì khi xin chuyển mục đích sử dụng đất cần phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất trong hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện thực hiện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Thành phần cần có trong hồ sơ thu hồi đất: theo quy định trích lục bản đồ địa chính cần có trong hồ sơ khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại khoản 3 Điều 9, điểm d khoản 1 Điều 10, điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; là thành phần trong các hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
4. Nội dung của bản đồ địa chính:
Các nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bao gồm các yếu tố sau:
– Khung bản đồ.
– Điểm khống chế tọa độ, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, độ cao quốc gia các hạng, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.
– Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính của các cấp.
– Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn cho các công trình công cộng chẳng như giao thông, đê điều, thủy lợi, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác.
– Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự và diện tích của thửa đất.
– Nhà ở, công trình xây dựng khác không phải là nhà ở: thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính;
– Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất chẳng hạn như: Đường giao thông, công trình thủy lợi, sông, kênh, rạch, đê điều, suối và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.
– Địa vật (các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo), các công trình có giá trị về lịch sử, xã hội, văn hóa và ý nghĩa định hướng cao.
– Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao khi có yêu cầu phải được thể hiện cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
– Ghi chú thuyết minh.
Lưu ý: Phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính theo quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.