Tạm giữ, tạm giam hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự do người có thẩm quyền áp dụng cho các tội phạm. Vây thủ tục trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam:
Bị cáo đang bị tạm giam chỉ bị tiếp tục tạm giam nếu trường hợp vẫn có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn đó. Nếu khi đã không còn căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền phải trả tự do. Trên thực tê thì thực chất lúc này đối với quy định về trách nhiệm cùa Hội đồng xét xử sẽ phải có quyết định đối với việc hủy bỏ biện pháp tạm giam khi không còn căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Hội đồng xét xử phải ra quyết định trả tự do cho bị cáo đã bị tạm giam ngay tại phiên tòa trong các trường hợp sau đây: Bị cáo được xác định là không có tội; Bị cáo được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn về hình phạt; Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt mà không phải là hình phạt tù; Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo theo quy định; Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian mà bị cáo đã bị tạm giam.
Quyết định của hội đồng xét xử về việc trả tự do của bị cáo sẽ có hiệu lực thi hành ngay. Để thực hiện thủ tục cần thiết cho việc xuất trại thì trại tạm giam sẽ không được áp dụng bất kỳ một biện pháp nào hạn chế tự do đối với họ.
Thủ tục để trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
– Về tạm giữ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 117
Trong thời hạn 12 giờ, nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Trong trường hợp việc tạm giữ được do Viện kiểm sát phê chuẩn thì quyết định trả tự do do Viện kiểm sát quyết định.
– Về tạm giam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nếu trong thời hạn tạm giam, trường hợp nếu xét thấy đã không cần thiết phải tiếp tục tạm giam hoặc gia hạn tạm giam để tiếp tục điều tra thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
2. Mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ mới nhất:
VIỆN KIỂM SÁT(1)… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) …………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:…../QĐ-VKS…-…(3) —————–————
……, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
TRẢ TỰ DO CHO NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT (2)……
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 và Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định gia hạn tạm giữ số….. ngày….. tháng….. năm……
của (4) …. đối với (5)…..về hành vi ….
Xét thấy (6)…..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trả tự do cho:(5) …… Tên gọi khác…….
Sinh ngày …… tháng …. năm …. tại:…. Giới tính: ….
Quốc tịch: ….; Dân tộc: ……; Tôn giáo:…..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày…. tháng ….. năm …… Nơi cấp: ….
Nơi cư trú:
Điều 2. Yêu cầu Cơ quan (4) …… thực hiện Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 3. Yêu cầu(5) …… xuất trình Quyết định này với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú./.
Nơi nhận:
– Cơ sở giam giữ;
– CQ ra quyết định tạm giữ;
– UBND xã, phường, thị trấn nơi người được trả tự do cư trú;
– Người được trả tự do;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (7)
(Ký tên, đóng dấu)
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Ghi tên Cơ quan đang tạm giữ người
(5): Ghi rõ họ, tên người bị tạm giữ được trả tự do
(6): Nêu lý do phải trả tự do theo khoản 3 Điều 118 BLTTHS
(7): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau: “KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
3. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam:
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam như sau:
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền cơ bản sau đây:
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo vệ an toàn về tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thực hiện quyền bầu cử dựa theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm về chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hướng dẫn và giải thích, bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện các giao dịch dân sự;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bồi thường thiệt hại theo quy định của
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người tạm giam sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định theo quy định hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
– Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.