Người dưới 18 tuổi phạm tội là gì? Xác định độ tuổi của bị can, bị cáo? Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở nước ta hiện nay ngày càng tăng về số lượng trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ bị ảnh hưởng từ điện tử hoặc phim ảnh, các trò chơi bạo lực, thậm chí trong môi trường giáo dục từ gia đình và nhà trường cũng có nhiều tác động xấu gây ảnh hưởng hoặc thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc vì lý do tự vệ chính đáng mà có thể gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cơ quan, tổ chức. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng có một số khái niệm quy định về người chưa đủ 18 tuổi phạm tội.
Mục lục bài viết
1. Người dưới 18 tuổi phạm tội là gì?
Người dưới 18 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế và luôn bị ảnh hưởng bởi các tác động của thế giới xung quanh, luôn có xu hướng muốn tự khẳng định, muốn được tôn trọng nhưng lại dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương nhưng lại dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ giáo dục, cải tạo…
Với những đặc điểm trên, dẫn đến tình trạng người dưới 18 tuổi dễ bị lôi kéo, dụ dỗ hoặc chưa có những nhận thức đúng đắn dẫn đến việc gây ra những hành vi sai trái, vi phạm các quy định của pháp luật. Do vậy, việc phạm tội của người dưới 18 tuổi có một phần trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Theo quy định của pháp luật, đã có những điều luật áp dụng cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các điều luật quy định thường nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người dưới 18 tuổi gây ra thiệt hại như thế nào, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý, đặc điểm tại thời điểm người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của đối tượng đó để họ có cơ hội làm lại cuộc đời và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Theo đó: “Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó là ngày sinh; trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được năm nhưng không xác định ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh” (Khoản 2 Điều 417). “Trong mọi trường hợp nếu không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi” (Khoản 3 Điều 417).
2. Xác định độ tuổi của bị can, bị cáo:
Độ tuổi của người tham gia tố tụng là người chưa thành niên cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp độ tuổi của bị can, bị cáo quyết định họ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay áp dụng khung hình phạt nào đối với các loại tội phạm và đồng thời cũng quyết định thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Chính vì tầm quan trọng này mà độ tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại được tính theo ngày. Nếu không rõ ngày của bị can, bị cáo thì phải tính vào ngày cuối của tháng, nếu không rõ tháng thì phải tính vào tháng cuối của năm. Khi chưa cần có đầy đủ chứng cứ về độ tuổi thì cơ quan truy tố cũng như Tòa án phải yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ. Chỉ trong trường hợp không thể xác định được tuổi, ngày, tháng sinh thì mới phải xác định theo hướng có lợi cho bị cáo.
Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nội dung như sau:
“2. Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó là ngày sinh; trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được năm nhưng không xác định ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh”.
3.Trong mọi trường hợp nếu không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.”
3. Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Chính sách hình sự với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại
Lấy lời khai:
Tại điều 421, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ về vấn đề lấy lời khai người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt giữ, người bị hại, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất. Bao gồm các nội dung như sau:
“1. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Việc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.
Trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó; nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
2. Việc lấy lời khai, hỏi cung phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 183, Điều 421, các điều luật khác có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/01/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì việc lấy lời khai của họ phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm.
3. Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai, hỏi cung và phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung khi người dưới 18 tuổi có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
4. Người đại diện, người bào chữa của người dưới 18 tuổi được tham gia hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi. Điều tra viên, Kiểm sát viên yêu cầu không được hỏi và phải dừng ngay việc hỏi trong trường hợp câu hỏi của người đại diện, người bào chữa có tính chất gợi ý, định hướng hoặc có tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Trường hợp phát hiện người đại diện, người bào chữa có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu họ dừng ngay việc hỏi và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, nguyên tắc lấy lời khai phải đảm bảo các quy định như sau:
+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
+ Việc hỏi cung bị can phải được diễn ra minh bạch, không bạo lực theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
+ Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý.
+ Ngoài ra, cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy lời khai của người chưa thành niên.
+ Cuối cùng, cần hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất.
Về quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi:
Quy định cụ thể tại Điều 422
Theo đó, khẳng định rõ hơn quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi: “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Trong trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công tổ chức luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình, theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong thủ tục xét xử:
Có các quy định cụ thể và phải bảo đảm phù hợp với người dưới 18 tuổi, như: Thẩm phán, Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc là người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Thẩm phán khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
+ Đã có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;
+ Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;
+ Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có người là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm và hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Quy định cụ thể trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín; bổ sung những người bắt buộc phải có mặt tham gia phiên tòa để trợ giúp tốt nhất cho bị cáo là người dưới 18 tuổi, bao gồm: người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Việc xét hỏi, tranh luận:
Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành để phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Đối với phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực quốc tế đặt ra.
Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.