Thủ tục thông báo và đăng ký Website thương mại với Bộ Công Thương? Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử? Mức xử phạt khi có hành vi vi phạm đến hoạt động website thương mại điện tử bán hàng?
Hiện nay, để các cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức được mua bán, trao đổi, quảng cáo về dịch vụ hay một sản phẩm nào thì đều cần phải đăng ký website thương mại với Bộ Công Thương. Hoạt động này nhằm mục đích giúp cơ quan có chức năng quản lý cung như thuận tiện cho quá trình xử lý khi xảy ra những hành vi vi phạm. Vậy, thủ tục thông báo và đăng ký website thương mại với Bộ Công Thương như thế nào. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
–
–
1. Thủ tục thông báo và đăng ký Website thương mại với Bộ Công Thương
Thứ nhất, đăng ký Website thương mại với Bộ Công Thương
Bước 1: Đăng ký trực tiếp trang chủ của Bộ Công Thương
1/ Tại trang chủ www.online.gov.vn bấm vào nút “Đăng ký” (bên phía góc bên phải màn hình) để tiến hành đăng ký tài khoản.
2/ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân cần lưu ý chọn đúng đối tượng khi đăng ký tài khoản để thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký website thương mại điện tử.
Trong đó, các đối tượng được quy định cụ thể như sau:
– Thương nhân: bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thương xuyên và có đăng ký kinh doanh.
(Ví dụ: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty…)
– Tổ chức: bao gồm các cơ quan hành chính sự nghiệp, hiệp hội, đơn vị,…được thành lập một cạc hợp pháp, có thể có hoặc không có mã số thuế.
– Cá nhân: Phải có mã số thuế.
3/ Sau khi điền đầy đủ thông tin, bấm chọn nút “Gửi đăng ký” ở cuối màn hình để hoàn thành việc đăng ký tài khoản.
Sau đó sẽ nhận được một email với nội dung sau:
“Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT đã nhận được thông tin khai báo mở tài khoản của bạn.
Chúng ta sẽ kiểm tra và gửi trả lời vào email của bạn trong vòng 03 (ngày) làm việc.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
– Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này;
– Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
– Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
– Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.
Thứ ba, công khai thông tin đăng ký
– Ngay sau khi được xác nhận đăng ký, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ được gắn lên trang chủ biểu tượng đăng ký. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin đăng ký của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
– Bộ Công Thương công bố danh sách các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký, chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử
– Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
+ Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;
+ Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
+ Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;
+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
+ Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
– Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
+ Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
+ Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
+ Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
+ Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
– Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:
+ Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
+ Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
+ Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
– Các vi phạm khác:
+ Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.
2. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình cụ thể là những cá nhân trực tiếp sáng lập ra website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiền hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc ung ứng dịch vụ.
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình như chủ doanh nghiệp sản phẩm, chủ cơ sở kinh doanh, hoặc cá nhân bán sản phẩm…
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình, hoặc dùng cho mục đích tiêu dùng…
– Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
Ngoài ra, còn có các chủ thể khác như các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại cũng được xác định là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử.
Như vậy, các chủ thể muốn tham gia vào hoạt động thương mại điện tử nhất định phải là những cá nhân, tổ chức, pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có thể chịu trách nhiệm đối với hành vì của bản thân.
3. Mức xử phạt khi có hành vi vi phạm đến hoạt động website thương mại điện tử bán hàng
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không bổ sung hồ sơ thông báo liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng bán hàng) theo quy định;
– Không bổ sung hồ sơ đăng ký liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử) theo quy định;
– Không thông báo sửa đổi, bổ sung theo quy định khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của các pháp nhân, cá nhân đang hoạt động tại website thương mại điện tử bán hàng.
– Không tuân thủ quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử như bỏ qua hoặc trốn tránh việc kiểm kê chất lượng trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên website.
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khi thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng như chất lượng sản phẩm không đảm bảo, thành phần trong sản phẩm không đúng thực tế, có chứa chất độc hại…
– Công bố thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
– Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định từ đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của những cá nhân, pháp nhân thương mại khác…
Thứ tư, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
– Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
– Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký như có sự thay đổi về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký trước đó…
– Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử như thành phần trong sản phẩm có chứa chất độc hại, gây nguy hiểm đến tính mạng của con người…
– Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
– Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký. Đây là hành vi làm giả hồ sơ hoặc cố ý cho tiêu thụ, rao bán sản phẩm, dịch vụ trên website thương mại điện tử…
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về thủ tục thông báo và đăng ký website thương mại với Bộ công thương. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn.