Thôi quốc tịch Việt Nam là hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của công dân Việt Nam. Nó được thể hiện bằng đơn với mục đích để nhập quốc tịch nước ngoài; hoặc đã có quốc tịch nước ngoài; hoặc đang có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Vậy thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài:
Căn cứ Điều 28, 29 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2014 do Văn phòng Quốc hội ban hành về hợp nhất Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 18 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam thì thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như sau:
1.1. Chuẩn bị hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam:
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang ở nước ngoài chuẩn bị 03 bộ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (đơn theo mẫu quy định);
– Bản khai về lý lịch;
– Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc là giấy tờ có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
+ Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo là giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
+ Có giấy chứng minh nhân dân;
+ Hộ chiếu của Việt Nam;
+ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận về việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
– Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không có quy định về việc cấp giấy này. Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục để nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc là bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam mà đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ về nhân thân có dán ảnh do chính cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài.
– Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng thôi quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc là giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ người cha hoặc là người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì sẽ phải nộp
Lưu ý rằng:
– Giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc là theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được thực hiện công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2. Nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam:
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang ở nước ngoài nộp trực tiếp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trường hợp người có xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự hoặc là cơ quan khác được ủy quyền thực hiện về chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thì nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.
1.3. Giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam:
Người thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Trường hợp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam đầy đủ, hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ ghi vào trong Sổ thụ lý và phải cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm phân loại thành hồ sơ sẽ được miễn xác minh về nhân thân và hồ sơ sẽ phải xác minh về nhân thân. Trường hợp được miễn xác minh về nhân thân thì thời hạn của giấy tờ bảo đảm cho việc nhập quốc tịch nước ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam; trường hợp phải xác minh về nhân thân thì thời hạn phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam lên trên Trang thông tin điện tử của mình. Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ ở trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiến hành thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về đến cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp sẽ đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp sẽ phải có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện để được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tiến hành thực hiện xem xét, quyết định cho người xin thôi quốc tịch Việt Nam được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam:
Điều 27 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2014 do Văn phòng Quốc hội ban hành về hợp nhất Luật Quốc tịch Việt Nam quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam, Điều này quy định như sau:
– Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể sẽ được thôi quốc tịch Việt Nam.
– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu như thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc là cá nhân ở Việt Nam;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang thực hiện chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;
+ Người đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
+ Đang bị chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu như việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
– Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ ở trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định trên thì người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó có làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam mà có làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam thì sẽ không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2014 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Quốc tịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: