Bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí là gì? Bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí tiếng anh là gì? Thủ tục thỏa thuận bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí?
Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của “Cơ quan của Ðảng, Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy để bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan này cần những thủ tục gì? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc thủ tục thỏa thuận bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí chi tiết nhất
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí là gì?
Bổ nhiệm là việc tiến hành thực hiện giao cho một người nào đó có chức vụ ở bộ máy nhà nước theo quyết định từ cơ quan nhà nước hoặc một cá nhân có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Trong đó, việc bổ nhiệm này mang tính chất quyền lực của nhà nước từ người có chức vụ nhất định, giúp hỗ trợ củng cố bộ máy nhà nước và góp phần kiện toàn, đồng thời đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và hiệu lực của bộ máy nhà nước.
Bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí là việc tiến hành thực hiện giao cho một người nào đó có chức vụ như tổng biên tập, phó tổng biên tập ở cơ quan báo chí theo quyết định từ cơ quan nhà nước về báo chí hoặc một cá nhân có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: tốt nghiệp đại học; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí và chương trình quản lý nhà nước về báo chí; có trình độ lý luận chính trị cao cấp và có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí ít nhất ba năm.
Người được bổ nhiệm cũng phải có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản lý và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tập trung dân chủ, được tín nhiệm của cán bộ, phóng viên, đảng viên trong cơ quan báo chí.
2. Bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí tiếng anh là gì?
Bổ nhiệm tiếng anh là “appointment”
Bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí tiếng anh là “Appointment of the head of the press agency”
3. Thủ tục thỏa thuận bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí:
3.1.Người đứng đầu cơ quan báo chí
Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí bao gồm:
+ Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
+ Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
+Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí. Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử. Thực hiên chỉ đạo đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép. Biết cách quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí. Điều quan trọng là người đứng đâu cơ quan báo chí này không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác trong bất cứ trường hợp nào.
Người được bổ nhiệm cũng phải có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản lý và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đã được giao; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, được tín nhiệm của cán bộ, phóng viên, đảng viên trong cơ quan báo chí.
Đó là nội dung quy chế bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí vừa được Ban bí thư ban hành và đã có hiệu lực kể từ ngày ký (21-8). Đối tượng điều chỉnh bao gồm tổng biên tập, phó tổng biên tập, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc cơ quan báo chí là đảng viên.
Trong quy trình bổ nhiệm cán bộ, cơ quan chỉ đạo và cơ quan quản lý báo chí sẽ tham gia giám sát, thẩm định. Cơ quan chủ quản báo chí trước khi ra
Cũng theo quy chế này, cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí bị miễn nhiệm chức vụ khi báo chí hoặc cá nhân cán bộ lãnh đạo bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận xử lý một trong hai hình thức: cơ quan báo chí bị cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý kiến nghị cơ quan chủ quản kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; cán bộ lãnh đạo bị tổ chức Đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách lần thứ hai trong thời gian một năm của thời hạn giữ chức vụ hoặc bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức nhưng không đủ uy tín, điều kiện giữ chức vụ cũng sẽ bị miễn nhiệm.
3.2.Thủ tục thỏa thuận bổ nhiệm:
Trình tự thực hiện:
– Cơ quan báo chí (đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh, truyền hình) khi có sự thay đổi về nhân sự (lãnh đạo cơ quan báo chí) thì cơ quan chủ quản báo chí phải làm thủ tục thỏa thuận bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí là Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Cơ quan chủ quản báo chí nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử thẩm định, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và quyết định.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có
– Sau khi có ý kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử sẽ có văn bản nêu rõ lý do không chấp thuận.
Cách thức thực hiện:
– Qua hệ thống bưu chính.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Công văn của cơ quan chủ quản báo chí về việc bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí;
– Sơ yếu lý lịch tự thuật (có dán ảnh) của lãnh đạo cơ quan báo chí có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc công chứng nhà nước.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
-Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.
-Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử
-Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Trung ương
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Điều kiện để được bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí:
– Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
– Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
– Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
3.3. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí
Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí là Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí. Và Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của
Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật Báo chí đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí. Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn được nêu dưới đây:
– Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
– Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây: Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí; bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.
Bài viết trên đây Luật dương Gia cung cấp thủ tục thỏa thuận bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí chi tiết nhất. Mời quý bạn đọc tham khaot.