Khái quát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự? Thủ tục thi hành quyết định về phá sản, tuyên bố phá sản?
Phá sản được hiểu là tình trạng một doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính và không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Trường hợp này thì những người có quyền có thể yêu cầu
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Khái quát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự?
– Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
+ Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán
+ Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm;
+ Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
+ Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
+ Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
+ Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
+ Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
+ Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
+ Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
– Quyết định tái thẩm phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa tái thẩm;
+ Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử tái thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử tái thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;
+ Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa tái thẩm;
+ Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử tái thẩm;
+ Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
+ Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
+ Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
+ Nhận định của Hội đồng xét xử tái thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
+ Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử tái thẩm căn cứ để ra quyết định;
+ Quyết định của Hội đồng xét xử tái thẩm.
Những nội dung nêu trên là nội dung bắt buộc phải có đối với một quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm điều này nhằm đảm bảo cho một quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện đúng pháp luật cả về nội dung lẫn hình thức. Ngoài yêu cầu phải có đầy đủ các nội dung nêu trên thì quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, tránh tối nghĩa, gây cách hiểu không đúng cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến bản án; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng.
2. Thủ tục thi hành quyết định về phá sản, tuyên bố phá sản?
Tuyên bố phá sản được hiểu là phán quyết của toà án có thẩm quyền về việc xoá bỏ một doanh nghiệp bị thua lỗ đến mức không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn mặc dù đã sử dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể khắc phục được và từ đó đưa ra các biện pháp xử lý tài sản thích hợp.
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.
Tạm đình chỉ, đình chỉ và khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Điều 137
– Tòa án tiến hành
Sau khi nhận được văn bản của Tòa án
Sau khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản để Tòa án tiếp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo.
– Quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản phải được ban hành ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản. Chủ thể ban hành quyết định đình chỉ thi hành án này là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi đã ban hành quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án trong trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
Trong trường hợp này thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm chỉ đạo Chấp hành viên bàn giao cho Tòa án các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.
– Trách nhiệm của thẩm phán: Thẩm phán có trách nhiệm tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định thi hành thủ tục phá sản đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản. Thời hạn để thẩm phán gửi quyết định đình chỉ là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh.
– Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi hành đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Thời hạn để Thủ trường cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc ra quyết định thu hồi là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh.
Như vậy, sau khi Tòa án ra quyết định về phá sản, tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng như cơ quan thi hành án có trách nhiệm phải thực hiện theo quyết định về phá sản, tuyên bố phá sản. Việc thi hành quyết định về phá sản, tuyên bố phá sản phải được thực hiện theo trình tự, quy định của luật thi hành án dân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về nội dung liên quan đến quyết định phá sản, tuyên bố phá sản, trách nhiệm của các cơ quan về thực hiện quyết định phá sản, tuyên bố phá sản.