Thủ tục thay đổi năm sinh trên các giấy tờ của cá nhân. Phạm vi thay đổi hộ tịch.
Thủ tục thay đổi năm sinh trên các giấy tờ của cá nhân. Phạm vi thay đổi hộ tịch.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi sinh năm 1992. Năm 6 tuổi, do điều kiện gia đình nên bố mẹ tôi cho tôi đi học sớm 1 năm. Để hợp thức hóa hồ sơ thì gia đình tôi đã xin chủ tịch xã (lúc đó là người quen trong gia đình) làm cho vài bản sao giấy khai sinh (đã sửa năm sinh lại thành năm 1991). Từ đó cho tới nay mọi giấy tờ như học bạ, chứng minh thư hay bằng tốt nghiệp của tôi đều lấy thông tin năm 1991. Bản gốc vẫn là năm 1992. Kính mong các luật sư giải đáp giúp tôi một số thắc mắc sau:
1. Tôi muốn đồng bộ hóa tất cả các thông tin ở các giấy tờ và chứng minh thư thì cần làm những thủ tục gì?
2. Nếu mang Chứng minh thư bản gốc đến các trường hay phường nơi cư trú thì có được đính chính lại tất cả các thông tin hay không? Và thủ tục như thế nào? Rất cảm ơn các luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:
"1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi."
Như vậy, như bạn nói năm sinh trên giấy khai sinh của bạn là 1992, các giấy tờ còn lại đều là 1991, tuy nhiên theo quy định Luật hộ tịch 2014, phạm vi thay đổi hộ tịch không quy định việc thay đổi năm sinh do đó nếu bạn muốn đồng bộ hóa toàn bộ giấy tờ thì bạn phải thực hiện thủ tục thay đổi năm sinh trên các giấy tờ của bạn theo đúng năm sinh 1992 trên giấy khai sinh.
* Cấp lại giấy chứng minh thư nhân dân:
Khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong các trường hợp sau:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Thủ tục đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP:
– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.
– Xuất trình hộ khẩu thường trú;
– Xuất trình giấy khai sinh bản chính;
– Chụp ảnh;
– In vân tay hai ngón trỏ;
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
– Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP.
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú.
* Thay đổi trên bằng tốt nghiệp cấp 3:
Căn cứ Điều 25 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau: Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.
– Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
+ Giấy khai sinh bản chính;
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;
– Trình tự, thủ tục chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:
+ Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ;
Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
* Thay đổi trên học bạ:
– Hồ sơ thay đổi:
+ Đơn đề nghị chỉnh sửa học bạ;
+ Học bạ bản chính;
+ Giấy khai sinh bản chính;
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;
– Nơi thực hiện thủ tục: Trường cấp 3 bạn theo học.