Quy định về thay đổi thông tin trong sổ BHXH? Thủ tục thay CMND, cập nhật thẻ căn cước mới trên sổ BHXH?
Hiện nay sổ bảo hiểm xã hội được sử dụng rất nhiều bởi khi sử dụng và tham gia bảo hiểm xã hội người lao động được rất nhiều các quyền lợi khác nhau, theo quy định mới của pháp luật đề ra thì hiện nay công dân đang phải thực hiện làm thẻ căn cước gắn chip thay cho chứng minh thư nhân dân và căn cước công dân cũ. Vậy Thủ tục thay CMND, cập nhật thẻ căn cước mới trên sổ BHXH được thực hiện t heo thủ tục như thế nào. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc về nội dung này.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về thay đổi thông tin trong sổ BHXH:
Như chúng ta đã biết thì sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp và được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, người lao động khi bị mất, hỏng sổ bảo hiểm xã hội, hay thay đổi các thông tin về số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh và người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa hưởng; giới tính, quốc tịch thì sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Sổ bảo hiểm xã hội sẽ là căn cứ để giải quyết các chế độ cho người lao động như thất nghiệp, lương hưu, thai sản, hay gần đây là trợ cấp theo Nghị quyết 116, … Do đó, khi thông tin của bạn bị thay đổi, nhưng trên sổ bảo hiểm xã hội vẫn còn thông tin cũ thì có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi đề nghị giải quyết các chế độ này.
Vậy, trình tự thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Theo Điều 4 Quyết định 1035/QĐ-bảo hiểm xã hộicủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trang 2 của Sổ bảo hiểm xã hội có 6 thông tin quan trọng là:
– Thứ nhất là số sổ bảo hiểm xã hội
– Thứ hai là họ và tên của người tham gia bảo hiểm xã hội
– Thứ ba là Ngày, tháng, năm sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội
– Thứ tư là giới tính của người tham gia bảo hiểm xã hội
– Thứ năm là quốc tịch của người tham gia bảo hiểm xã hội
– Thứ sáu là số CMND/ hộ chiếu/ CCCD của người tham gia bảo hiểm xã hội
Theo đó, nếu bạn thay đổi bất kỳ thông tin nào vừa nêu trừ thay đổi CMND/ hộ chiếu/ CCCD thì bạn cần phải thực hiện thủ tục xin CẤP LẠI Sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp chỉ thay đổi thông tin CMND/CCCD/Hộ chiếu thì bạn chỉ cần thực hiện thủ tục ĐIỀU CHỈNH thông tin để cơ quan BHXH cập nhật, điều chỉnh thông tin cho bạn.
Đối với trường hợp thay đổi số CMND/CCCD/Hộ chiếu, bạn cần lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội theo mẫu TK1-TS, bản sao y chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu mới, bản photo CMND/CCCD/Hộ chiếu cũ (nếu có) và sổ bảo hiểm xã hội và nộp cho công ty nơi bạn đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty bạn đóng bảo hiểm xã hội để được điều chỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết cho bạn.
2. Thủ tục thay CMND, cập nhật thẻ căn cước mới trên sổ BHXH:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 96,
“Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”
Sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép xác nhận quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Vì vậy, các thông tin của người tham gia BHXH được ghi trong sổ BHXH phải đảm bảo chính xác và bảo vệ lợi ích cho người tham gia.
Mỗi người lao động (NLĐ) tham gia BHXH sẽ được cấp một sổ BHXH (theo Khoản 2, Điều 18,
Theo khoản 2, Điều 27, Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định: “Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH”
Với quy định nêu trên không có quy định cấp lại sổ BHXH khi thay đổi CMND.
Cũng như vậy có thể thấy khi người lao động thay đổi số chứng minh thư nhân dân không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, số chứng minh thư nhân dân hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quản lý đối tượng của cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, người lao động nên lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Bạn có thể nộp tờ khai (Mẫu TK1-TS) cho đơn vị hiện bạn đang làm việc hoăc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú nếu bạn đang bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Bước 1. Lập hồ sơ theo quy định
Bước 2. Nộp hồ sơ
1. Người tham gia
– Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người tham gia BHXH tự nguyện, nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
– Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.
– Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
2. Đơn vị
– Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
b) UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT (nếu thay đổi thông tin liên quan đến mức hưởng BHXH).
Cách thức thực hiện:
1. Nộp hồ sơ:
– Người tham gia: nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.
Trường hợp giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
– Đơn vị: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử. Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
2. Nhận kết quả giải quyết
– Người tham gia nhận sổ BHXH, tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thời hạn giải quyết:
1. Thời gian giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH do:
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng;
– Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm
– Gộp sổ BHXH: Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản
2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thủ tục thay CMND, cập nhật thẻ căn cước mới trên sổ BHXH” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.