Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại được pháp luật quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi thủ tục để thành lập văn phòng thừa phát lại theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I/ Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại (theo mẫu tham khảo);
2. Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại, nêu rõ các vấn đề sau:
– Sự cần thiết thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
– Về tổ chức và nhân sự của Văn phòng Thừa phát lại, gồm các nội dung sau:
+ Loại hình Văn phòng Thừa phát lại;
+ Tên, số và
+ Dự kiến kế hoạch chấm dứt hành nghề luật sư, công chứng viên hoặc những công việc khác theo quy định của pháp luật của Thừa phát lại thành lập và các Thừa phát lại hành nghề tại Văn phòng Thừa phát lại (đối với Thừa phát lại là luật sư, công chứng viên hoặc làm những công việc khác chưa chấm dứt hành nghề);
+ Dự kiến tên gọi và tên giao dịch của Văn phòng Thừa phát lại;
+ Dự kiến nhân sự của Văn phòng Thừa phát lại, nêu rõ số lượng, trình độ và kinh nghiệm của Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại, nhân viên kế toán và các nhân viên khác;
+ Các dự kiến khác về tổ chức và nhân sự.
– Về cơ sở vật chất của Văn phòng Thừa phát lại, cần nêu rõ các nội dung sau:
+ Trụ sở: dự kiến địa điểm đặt trụ sở, tổng diện tích (nếu sử dụng một phần nhà riêng phải nêu rõ diện tích và vị trí của phần diện tích mà Văn phòng Thừa phát lại sử dụng), các diện tích dự kiến sử dụng để tiếp dân, làm việc, lưu trữ, nơi để xe của khách và của nhân viên Văn phòng, điều kiện thực hiện các quy định về an ninh trật tự, an toàn giao thông;
+ Điều kiện và phương hướng áp dụng công nghệ thông tin;
+ Cơ sở vật chất khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Kế hoạch triển khai hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại:
+ Tiến độ thực hiện các dự kiến về tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất của Văn phòng Thừa Phát Lại;
+ Tiến độ và các kế hoạch đưa Văn phòng Thừa phát lại vào hoạt động;
+ Quy trình tiếp nhận và thực hiện các công việc của Thừa phát lại;
+ Các vấn đề khác liên quan đến việc triển khai hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại.
3. Tài liệu chứng minh trụ sở Văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng, có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động;
4. Tài liệu chứng minh về tổ chức bộ máy của Văn phòng Thừa phát lại gồm: tiêu chuẩn thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại, nhân viên kế toán, nhân viên hành chính khác (nếu có);
5.
II/ Số lượng hồ sơ: 2 bộ
III/ Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
– Thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại
– Văn phòng thừa phát lại tự giải thể
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí