Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh được thành lập với chức năng rất quan trọng trong việc giáo dục quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Vậy quy định về thủ tục thành lập Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thành lập Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh:
Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh là một đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân và tài khoản, con dấu riêng với chức năng là giáo dục quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo đúng quy định. Trung tâm hoạt động trên cơ sở chấp hành đúng các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, giáo dục một cách toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành để từ đó giáo dục, phổ cập kiến thức pháp luật cho mọi người.
Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDDT-BLĐTBXH quy định về thủ tục thành lập Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ thành lập gồm có:
- Tờ trình thành lập trung tâm.
- Đề án thành lập trung tâm, nội dung cụ thể gồm:
+ Tên trung tâm.
+ Địa điểm đặt trung tâm.
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm.
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm.
+ Quy chế và các điều kiện cần thiết để trung tâm hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Nhà trường quân đội, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học đề nghị thành lập trung tâm, lập hồ sơ như trên sau đó nộp đến cơ quan chức năng thẩm định.
Cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm bao gồm:
- Thành lập trung tâm thuộc nhà trường quân đội: thẩm quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thành lập trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học: thẩm quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ trưởng các Bộ: Công Thương; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan quyết định thành lập trung tâm GDQPAN thuộc cơ sở giáo dục đại học theo quy hoạch này; quản lý, thực hiện GDQPAN theo quy định của pháp luật.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập trung tâm GDQPAN thuộc cơ sở giáo dục đại học do tỉnh quản lý theo quy hoạch này; quản lý, thực hiện GDQPAN theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan chủ trì thẩm định hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập trung tâm trong vòng 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm.
Nếu như hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cấp có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh:
Nhà trường quân đội, cơ sở giáo dục đại học thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải đảm bảo phù hợp với hệ thống nhà trường quân đội, trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học.
- Đối với khu vực các tỉnh biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa: hằng năm đảm bảo số lượng có từ 2.000 sinh viên trở lên, khu vực khác có từ 5.000 sinh viên trở lên vào học.
- Về cơ sở vật chất: đảm bảo có đất đai, cơ sở hạ tầng, giảng đường và cơ sở vật chất bảo đảm cho nhiệm vụ học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung theo môi trường quân sự; có thao trường, bãi tập, trường bắn hoặc có điều kiện liên kết thực hiện môn học giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định.
- Về đội ngũ giảng viên: đảm bảo đủ số lượng, đạt trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật và đội ngũ cán bộ quản lý để thực hiện nhiệm vụ.
3. Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDDT-BLĐTBXH thì Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Thực hiện ban hành nội quy, quy chế hoạt động của trung tâm.
- Phối hợp với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng kế hoạch liên kết, kế hoạch thực hiện môn học GDQPAN, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Thực hiện tổ chức quản lý, học tập và rèn luyện, sinh hoạt tập trung tại trung tâm theo nếp sống quân sự cho sinh viên, đối tượng BDKTQPAN.
- Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý.
- Thực hiện tổ chức các hội thi, hội thao.
- Bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, báo cáo viên, nhân viên, sinh viên, đối tượng BDKTQPAN và người lao động của trung tâm.
- Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Tiến hành thông báo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đối tượng BDKTQPAN với đơn vị liên kết, và tổ chức liên quan.
- Thực hiện cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN cho đối tượng bồi dưỡng tại trung tâm.
4. Quy định về cơ cấu tổ chức của trung tâm:
Thứ nhất, đối với trường hợp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm thì cơ cấu tổ chức của trung tâm thuộc nhà trường quân đội như sau:
- Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc.
- Các cơ quan của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động của trung tâm.
- Tổ chức đơn vị quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN:
+ Số lượng đại đội không quá 120 người, được tổ chức thành các trung đội.
+ Số lượng trung đội không quá 40 người, được tổ chức thành các tiểu đội.
+ Số lượng tiểu đội không quá 12 người.
+ Đại đội trưởng: sẽ do cán bộ, giảng viên, giáo viên trong biên chế của nhà trường kiêm nhiệm.
+ Phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.
- Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể.
Thứ hai, trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học:
(i) Ban giám đốc:
- Đối với trung tâm thuộc đại học quốc gia, cơ cấu gồm:
+ Giám đốc và các phó giám đốc.
+ Giám đốc trung tâm do phó giám đốc đại học quốc gia kiêm nhiệm.
+ Phó giám đốc trung tâm do giám đốc đại học quốc gia quyết định.
+ Phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.
- Đối với trung tâm thuộc đại học vùng, trường đại học, trường cao đẳng:
+ Giám đốc và các phó giám đốc.
+ Giám đốc trung tâm do giám đốc đại học vùng hoặc hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng kiêm nhiệm.
+ Phó giám đốc trung tâm do giám đốc đại học vùng hoặc hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định.
+ Phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.
(ii) Cơ quan:
- Đối với trung tâm có quy mô từ 15.000 sinh viên/năm trở lên:
+ Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
+ Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; các phòng (ban): Đào tạo quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức; Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật.
+ Thanh tra, Pháp chế và các khoa chính trị, quân sự.
- Trung tâm có quy mô dưới 15.000 sinh viên/năm:
+ Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Hội đồng Thi đua, Khen thưởng.
+ Các phòng (ban) Đào tạo; quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức.
+ Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật và các khoa chính trị, quân sự.
(iii) Tổ chức đơn vị, cán bộ quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN:
- Số lượng đại đội: không quá 120 người, được tổ chức thành các trung đội.
- Số lượng trung đội: không quá 40 người, được tổ chức thành các tiểu đội.
- Số lượng tiểu đội không quá 12 người.
- Đại đội trưởng: là cán bộ, giảng viên trong biên chế của trung tâm kiêm nhiệm; phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.
THAM KHẢO THÊM: