Thủ tục thành lập quán kem được hiểu là hình thức kinh doanh hộ kinh doanh được quy định tại Điều 52 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập quán kem được hiểu là hình thức kinh doanh hộ kinh doanh được quy định tại Điều 52 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, theo đó trình tự và thủ tục tiến hành như sau:
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục I -6 của Thông tư số 14/2010/TT – BKH ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Bộ kế hoạc và đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung của Giấy đề nghị kinh doanh gồm:
– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Số vốn kinh doanh;
– Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định 43/2010/NĐ – CP;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Theo quy định tại Thông tư số 176/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp thì mức lệ phí áp dụng với hộ kinh doanh là 100.000 đồng
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Khiếu nại khi không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ – CP về việc khiếu nại khi không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Thủ tục thành lập công ty đo đạc và bản đồ
– Điều kiện, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh