Dịch vụ nhận và chấp nhận hàng được xem là một trong những loại dịch vụ kinh doanh logistics. Nhiều người thắc mắc, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ nhận và chấp nhận hàng?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thành lập công ty dịch vụ nhận và chấp nhận hàng:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Nghị định số 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có quy định về các loại hình kinh doanh dịch vụ logictics. Pháp luật cũng không có quy định cụ thể thế nào là dịch vụ nhận và chấp nhận hàng hóa. Tuy nhiên có thể nói, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng hóa là một trong những loại hình kinh doanh của dịch vụ logistics. Bởi theo quy định của pháp luật hiện nay, các loại dịch vụ kinh doanh logistics được cung cấp bao gồm những loại hình sau:
– Dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
– Dịch vụ chuyển phát theo quy định của pháp luật và dịch vụ đại lý vận chuyển hàng hóa;
– Các loại dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan, trong đó bao gồm cả dịch vụ thông quan;
– Dịch vụ kiểm tra vận đơn và dịch vụ môi giới hàng hóa vận tải, dịch vụ kiểm định hàng hóa và dịch vụ lấy mẫu cũng như xác định trọng lượng hàng hóa, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị các chứng từ vận tải;
– Dịch vụ hỗ trợ bán buôn và bán lẻ, trong đó bao gồm cả hoạt động quản lý lưu kho và phân loại hàng hóa, sau đó giao hàng;
– Dịch vụ vận tải hàng hoá, thuộc dịch vụ vận tải biển và thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, thuộc dịch vụ vận tải đường sắt và vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không và dịch vụ vận tải đa phương thức;
– Dịch vụ phân tích và kiểm định kĩ thuật, và các loại dịch vụ hỗ trợ vận tải khác theo quy định của pháp luật, các loại dịch vụ do các thương nhân cung cấp dịch vụ và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc của luật thương mại.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy, thành lập một công ty dịch vụ nhận và chấp nhận hàng đòi hỏi nhiều bước khác nhau. Quy trình và thủ tục thành lập công ty dịch vụ nhận và chấp nhận rằng sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Tiến hành hoạt động lập
Bước 2: Sau khi lập kế hoạch kinh doanh chi tiết để thành lập công ty dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, thì các bên chủ thể có nhu cầu thành lập công ty này sẽ phải lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp được xem là một trong những bước quan trọng để thành lập công ty dịch vụ nhận và chấp nhận. Các bên chủ thể cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng về các loại hình khác nhau như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp doanh có thể xác định loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh của công ty mà bạn đang định hướng thành lập. Quyết định này sẽ vô cùng ảnh hưởng đến cách mà bạn sẽ điều hành và quản lý công ty sau này.
Bước 3: Đăng ký tên và nhận giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sau khi đã lựa chọn được hình thức doanh nghiệp phù hợp thì việc lựa chọn tên công ty và đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư tại địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn công ty phải hết sức cẩn thận để đảm bảo rằng tên đó không bị trùng với các công ty khác đang hoạt động kinh doanh trên thực tế và tên của công ty và tuân thủ đầy đủ các điều kiện liên quan theo quy định của pháp luật. Ngoài ra thì các bên chủ thể cũng cần phải tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đòi hỏi bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và thủ tục pháp lý đặc thù trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi.
Bước 4: Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản để hướng dẫn các chủ thể nộp hồ sơ bổ sung theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ hoặc đã được bổ sung theo yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Điều kiện thành lập công ty dịch vụ nhận và chấp nhận hàng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ nhận và chấp nhận hàng phải có giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật;
– Thương nhân đăng ký kinh doanh dịch vụ nhận và chấp nhận hàng phải đáp ứng các điều kiện về đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với loại hình dịch vụ này;
– Nếu thương nhân sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối mạng internet và mạng viễn thông di động hoặc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với các mạng mở khác để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, thì cần phải tuân thủ các quy định của luật này thương mại điện tử;
– Các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực này cần phải đáp ứng thêm được những điều kiện như sau: Nhà đầu tư nước ngoài phải của các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ được xác định là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO được phép cung cấp dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, các nhà đầu tư này phải thỏa mãn các điều kiện để thành lập doanh nghiệp, thỏa mãn điều kiện để mua cổ phần hoặc góp vốn và điều kiện về nguồn nhân lực sử dụng phải là người Việt Nam trên lãnh thổ của Việt Nam, nếu nhà đầu tư nước ngoài thuộc những đối tượng áp dụng của các vụ quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ nhận và chấp nhận hàng hóa thì các nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư phải phù hợp với những quy định trong điều ước quốc tế đó.
3. Thành phần hồ sơ thành lập công ty dịch vụ nhận và chấp nhận hàng:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình thành lập công ty dịch vụ nhận và chấp nhận hàng sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu do pháp luật quy định;
– Điều lệ công ty được chấp nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Danh sách thành viên của công ty hoặc danh sách cổ đông sáng lập;
– Bản sao giấy tờ tùy thân hợp lệ như căn cước công dân hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những người được xác định là người đại diện theo pháp luật;
– Giấy tờ tùy thân của những thành viên góp vốn được xác định là cá nhân;
– Bản sao hợp lệ của quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy tờ tùy thân của những người được xác định là người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp;
– Giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện thủ tục này;
– Và các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật Thương mại năm 2005;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.