Hiện nay, đất nước ta đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, các lĩnh vực hoạt động trong ngành công nghiệp luôn được ưu tiên phát triển. Nhiều công ty buôn bán máy mó và thiết bị ra đời để phục vụ cho nhu cầu của con người trong đời sóng. Thủ tục thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mã ngành về buôn bán máy móc, thiết bị:
- 2 2. Điều kiện để thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị:
- 3 3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị:
- 3.1 3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty:
- 3.2 3.2. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị:
- 3.3 3.3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty:
- 3.4 3.4. Khắc con dấu (tròn mộc) cho công ty buôn bán máy móc, thiết bị theo quy định của pháp luật:
- 3.5 3.5. Một số thủ tục cần làm sau khi đăng ký thành lập công ty:
1. Mã ngành về buôn bán máy móc, thiết bị:
Ngành nghề buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng được hiểu là ngành nghề kinh doanh hoạt động bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
Theo đó, theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 7 năm 2018 ban hành về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ngành kinh doanh buôn bán máy móc, thiết bị bao gồm các ngành cụ thể sau:
– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác- mã ngành là 4659;
– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng- mã ngành là 46591;
– Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp- mã ngành là 4719.
Khi thực hiện thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị thì công ty đó sẽ thực hiện, kinh doanh một hoặc một số các dịch vụ sau:
– Nhập khẩu máy móc thiết bị theo yêu cầu;
– Nhận ủy thác xuất nhập khẩu;
– Vận tải quốc tế và vận chuyển thiết bị nội địa;
– Cung cấp phụ tùng chính hãng;
– Sản xuất máy móc xây dựng.
2. Điều kiện để thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị:
Để có thể buôn bán máy móc, thiết bị thì công ty phải bảo đảm máy móc, thiết bị đảm bảo điều kiện được kinh doanh. Hiện nay, một số mặt hàng trong trong nhóm Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Do đó, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty buôn bán máy móc, thiết bị phải đáp ứng điều kiện theo quy định của luật chuyên ngành đối với từng mặt hàng sau đi vào hoạt động kinh doanh như kinh doanh máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực y tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP thì những thiết bị y tế được kinh doanh có điều kiện được quy định thành 02 nhóm là thiết bị loại A và thiết bị y tế thuộc loại B,C và D. Theo đó, những thiết bị mày phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 40 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về nhân viên ký thuật, kho bảo quản thiết bị, hệ thống theo dõi,…
3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị:
Để thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị thì người thành lập phải thực hiện theo trình tự, thủ tục mà luật định. Cụ thể thực hiện theo các bước sau:
3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty:
Người có nhu cầu thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau:
– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp dành cho thành lập mới công ty bán buôn bán lẻ máy móc, thiết bị;
– Dự thảo điều lệ công ty ( Điều lệ của công ty được xây dựng dựa trên quy định của Điều 24
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân tổ chức có liên quan:
+ Đối với cá nhân có liên quan đến việc đăng ký thành lập công ty thì cần cung cấp Bản sao có chứng thực của Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng;
+ Đối với tổ chức có liên quan cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đính kèm theo giấy tờ chứng thực của cá nhân liên quan như Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức liên quan đó;
– Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn góp nếu là tổ chức góp vốn vào công ty cổ phần;
– Các loại giấy tờ khác có liên quan theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể.
3.2. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ, tài liệu được nêu ra tại mục 3.1 thì người đại diện đăng ký thành lập công ty sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập công ty. Theo đó, người nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc có thể nộp hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia về doanh nghiệp.
Khi nộp hồ sơ thì người nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký kinh doanh. Nếu nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thì sẽ nộp trực tiếp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Nếu đăng ký doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử thì lệ phí đăng ký kinh doanh thực hiện nộp cùng khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp nghĩa là bạn phải hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thì quá trình thực hiện đăng ký online mới hợp lệ.
3.3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty:
Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty và hoàn tất nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hoàn thiện và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa bảo đảm tính hoàn thiện về mặt pháp lý thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đã bảo đảm tính hợp lệ thì hồ sơ sẽ được giải quyết và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau đó, công ty sẽ được công bố thông tin của công ty mới được thành lập trên công thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Theo đó, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty mới này sẽ rơi vào khoảng 3 đến 5 ngày làm việc, không tính ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, ngày tết.
3.4. Khắc con dấu (tròn mộc) cho công ty buôn bán máy móc, thiết bị theo quy định của pháp luật:
Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành về đăng ký thành lập doanh nghiệp thì ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty buôn bán máy móc, thiết bị không phải buộc phải khắc con dấu mộc của công ty. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều có nhu cầu khắc con dấu để tránh kéo dài thời gian thành lập tại giai đoạn đầu. Theo đó, hình thức con dấu của công ty phải đảm bảo là hình tròn và bao gồm đầy đủ các thông tin sau: tên công ty, địa chỉ công, mã số doanh nghiệp.
Trước đây theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, việc thông báo mẫu dấu là thủ tục bắt buộc hiện nay. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/1/ 2021 khi
3.5. Một số thủ tục cần làm sau khi đăng ký thành lập công ty:
Sau khi hoàn tất việc đăng ký thành lập công ty và khắc dấu mộc pháp nhân thì công ty buôn bán máy móc, thiết bị cần tiến hành thêm một số thủ tục sau để hoàn tất quá trình thành lập và đi vào hoạt động công ty:
– Tiến hành kê khai thuế ban đầu tại chi cục thuế;
– Đăng ký kê khai thuế thông qua mạng điện tử;
– Nộp tờ khai thuế và nộp thuế môn bài;
– Nộp Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT;
– Làm thủ tục mua và in hoá đơn công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng phục vụ cho hoạt động của công ty.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2021 Về quản lý trang thiết bị y tế;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 7 năm 2018 Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.