Hiện nay, theo quy định của pháp luật chi nhánh nước ngoài được coi là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện để thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
- 2 2. Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
- 3 3. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
- 4 4. Trường hợp nào không được cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
- 5 5. Mẫu đơn cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
1. Điều kiện để thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8
– Đủ điều kiện được pháp thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận.
– Điều kiện về thời gian hoạt động: ít nhất là 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký.
– Trường hợp thương nhân nước ngoài đó đăng ký kinh doanh mà giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương quy định về thời hạn hoạt động thì đảm bảo thời gian tính từ khi nộp hồ sơ mở chi nhánh còn ít nhất là 01 năm nữa.
– Điều kiện về nội dung hoạt động: hoạt động của chi nhánh phải đảm bảo phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên; bên cạnh đó bảo đảm phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
– Việc thành lập chi nhánh phải có sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành: khi nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
2.1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, để thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam cần những giấy tờ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh (theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký).
– Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài (bản sao).
– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh.
–
Hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
– Điều lệ hoạt động của chi nhánh (bản sao).
– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân; thẻ căn cước công dân nếu người đứng đầu chi nhánh là người Việt Nam; bản sao hộ chiếu nếu người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài.
– Các tài liệu chứng minh, thể hiện địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh, gồm các giấy tờ sau:
+ Các tài liệu như hợp đồng về việc thuê địa điểm kinh doanh; các tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh (bản sao).
+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.
2.2. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ tại Cơ quan cấp giấy phép.
Hình thức nộp thông qua ba cách sau đây:
– Nộp trực tiếp.
– Nộp qua đường bưu điện.
– Nộp trực tuyến.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra hồ sơ. Thời hạn giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì yêu cầu bổ sung hồ sơ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
– Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu có từ chối không cấp giấy phép thành lập chi nhánh thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Đối với trường hợp phải được sự chấp thuận của Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh gửi văn bản lấy ý kiến trong thời hạn 03 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập chi nhánh. Thời hạn trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan cấp Giấy phép.
Sau đó, cơ quan cấp Giấy phép tiến hành cấp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc không cấp. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành. Đối với trường hợp không cấp giấy phép thành lập chi nhánh phải nêu rõ bằng văn bản đầy đủ lý do.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành sẽ thuộc về thẩm quyền của Bộ Công thương.
4. Trường hợp nào không được cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp không được cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
– Không đáp ứng được điều kiện về thành lập chi nhánh quy định tại mục số 1.
– Thương nhân nước ngoài có yêu cầu đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, tính từ thời điểm bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
– Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng; việc thành lập chi nhánh sẽ bị hạn chế theo quy định.
– Hoặc các trường hợp bị hạn chế khác theo quy định của pháp luật.
5. Mẫu đơn cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Hiện nay, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là mẫu MĐ -5 ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……. ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH
CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên thương nhân: (tên trên Giấy phép thành lập/Đăng ký doanh nghiệp) …………………..
Tên thương nhân bằng tiếng Anh: (ghi bằng chữ in hoa) ………………………
Tên thương nhân viết tắt:……………………..
Giấy phép thành lập/Đăng ký doanh nghiệp/Mã số doanh nghiệp: … Ngày cấp: …/…/… Cơ quan cấp:……………………
Thời hạn còn lại của Giấy phép thành lập/Đăng ký doanh nghiệp:……………………….
Ngành nghề kinh doanh:………………………..
Vốn Điều lệ: ……………………….
Số tài Khoản:……………………. tại Ngân hàng: ……………………
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/Đăng ký doanh nghiệp) ……………
Điện thoại:…………………. Fax:……………….. Email:……….. Website: (nếu có) ………………..
Đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh như sau:
Tên Chi nhánh: …………………….
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: ……………………..
Tên viết tắt: (nếu có)……………………
Địa Điểm đặt trụ sở Chi nhánh: (ghi số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố) ……………………….
Nội dung hoạt động của Chi nhánh: (nêu lĩnh vực hoạt động, công việc thực hiện) ………..
Thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh: …………………..
Người đứng đầu Chi nhánh8:
Họ và tên:………………….Giới tính: ……………….
Quốc tịch: ………………….
Số định danh cá nhân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu: …………………………
Ngày cấp …/…/…. Nơi cấp: …………………………….
Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/Nơi đăng ký thường trú (đối với người Việt Nam): ……………………..
Chúng tôi cam kết:
1. Chịu trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của
Đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)
_____________
8 Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài là người Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân, chỉ kê khai họ và tên, số định danh cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam