Quy định của pháp luật hiện hành về tạm ngừng kinh doanh? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Công ty Cổ phần? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Công ty TNHH?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp doanh nghiệp gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu như thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc không đủ kinh tế để duy trì hoạt động có thể tạm ngừng kinh doanh để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để tạm ngừng kinh doanh, theo quy định của pháp
Doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật hiện hành về tạm ngừng kinh doanh:
Căn cứ vào điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về vấn đề tạm ngừng kinh doanh của các doanh nghiệp cụ thể như sau:
“Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo”
Như vậy tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp khi đã được đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền, việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp có thể do tự nguyện hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tạm ngừng kinh doanh phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục tạm dừng kinh doanh quy định cụ thể như sau:
“ Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1.Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2.Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
3.Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
4.Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng băn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Cơ quan kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt kinh doanh trong những trường hợp sau:
– Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Trong
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với công ty TNHH:
2.1. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH:
Để thực hiện thủ tục tạm ngừng đăng ký kinh doanh của công ty TNHH, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau đây:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (mẫu Phụ lục II-21 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
– Quyết định của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
2.2. Quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH:
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với công ty TNHH cần được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ cho việc tạm ngừng đăng ký kinh doanh của mình đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp tới nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).
+ Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết cho doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn của giấy biên nhận, doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ ( (từ 13 giờ đến 17 giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
3. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Công ty Cổ phần:
3.1. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần:
Hồ sơ thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần bao gồm:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (mẫu Phụ lục II-21 ban hành kèm theo
– Quyết định của Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ Biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
3.2. Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty Cổ phần:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định như đã trình bày trên
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
+ Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).
+ Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13 giờ đến 17 giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).