Khi doanh nghiệp phát triển và có mong muốn được mở rộng thị trường kinh doanh của mình, thành lập chi nhánh/thành lập văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh là một trong những cách thức được nhiều doanh nghiệp hướng tới. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh chi nhánh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất
– Chi nhánh theo quy định của pháp luật và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh có chức năng và nhiệm vụ thực hiện toàn bộ chức năng hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh bắt buộc phải đúng với ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký;
– Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, văn phòng đại diện có chức năng và nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Văn phòng đại diện sẽ không được phép thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp;
– Địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật là nơi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Theo đó, chi nhánh được xem là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập hợp pháp, có con dấu và có tài sản riêng tuy nhiên chưa độc lập hoàn toàn về mặt tài sản, chi nhánh vẫn phải nhân danh trụ sở chính để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự chứ không thể nhân danh bản thân chi nhánh đó.
Trong một số trường hợp nhất định, nhu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh được đặt ra. Các doanh nghiệp có thể tự yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh hoặc bị bắt buộc tạm ngừng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thực hiện như sau:
Bước 1: Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh chi nhánh;
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
–
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh đang hoạt động.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hồ sơ phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Nhận kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là Giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
2. Có được kinh doanh trở lại trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh không?
Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh đang được quy định cụ thể tại Điều 206 của Văn bản hợp nhất
– Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Khi đó, các doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp chậm nhất là trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn doanh nghiệp đã thông báo.
– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của các cơ quan kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Tạm ngừng kinh doanh hoặc chấm dứt kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra các doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
+ Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan, theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
+ Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một hoặc một số ngành nghề kinh doanh nhất định, hoặc một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về vấn đề đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, các doanh nghiệp cần phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh đặt trụ sở trong khoảng thời gian chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Trong trường hợp các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục được tạm ngừng kinh doanh trên thực tế sau khi đã hết thời hạn thông báo thì doanh nghiệp cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo sẽ không được quá 01 năm.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp các doanh nghiệp tự đăng ký tạm ngừng kinh doanh, thì hoàn toàn có quyền được đăng ký kinh doanh trở lại trong khoảng thời gian tạm ngừng kinh doanh.
Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, khi đó doanh nghiệp có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh trở lại.
3. Xử phạt hành vi tiếp tục kinh doanh khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, không đảm bảo số lượng cổ đông theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp, thực hiện hoạt động đăng ký vốn góp, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại các tổ chức kinh tế không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
+ Không có quyền góp vốn, không có quyền mua cổ phần, phần vốn góp tuy nhiên vẫn cố tình thực hiện.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi không thực hiện đầy đủ thủ tục và quy trình điều chỉnh bún hoặc thay đổi thành viên, thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định của pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và kết thúc thời gian điều chỉnh bốn cho các thành viên, cổ đông sáng lập không đóng góp đủ số bốn, tuy nhiên không có cổ đông hoặc không có thành viên sáng lập nào tự nguyện thực hiện cam kết góp vốn;
+ Cố tình định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị thật.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký;
+ Có hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động.
Theo đó thì có thể nói, khi các doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh thì cần phải tuân thủ. Hành vi tiếp tục kinh doanh trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: