Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp buộc phải lựa chọn tạm hoãn hợp đồng lao động do không đáp ứng được khối lượng công việc cho người lao động. Thủ tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đúng pháp luật như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiểu thế nào là tạm hoãn hợp đồng lao động:
- 2 2. Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động:
- 3 3. Trách nhiệm khi tạm hoãn hợp đồng lao động:
- 4 4. Khi tạm hoãn hợp đồng lao động thì có phải đóng bảo hiểm xã hội:
- 5 5. Phải làm thế nào khi công ty không nhận lại người lao động khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động?
1. Hiểu thế nào là tạm hoãn hợp đồng lao động:
Tạm hoãn hợp đồng lao động được hiểu là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các lý do theo quy định của pháp luật hoặc do các bên có thỏa thuận. Khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc như thỏa thuận. Nếu người lao động bị tạm giam, tạm giữ thì việc nhận lại người lao động phụ thuộc vào tính liên quan đến công việc trong quan hệ lao động và phụ thuộc vào lỗi của người lao động. Trường hợp người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng mà không đến đơn vị để tiếp tục làm việc thì hợp đồng lao động có thể chấm dứt theo quy định chung.
2. Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30
– Người lao động trong thời gian phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
– Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Lao động nữ mang thai mà nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
– Người lao động được ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
– Người lao động được ủy quyền đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp;
– Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, Bộ Luật lao động 2019 so với Bộ Luật lao động 2012 đã bổ sung thêm các trường hợp mà người lao động được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi tham gia Dân quân tự vệ và trường hợp được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác. Ngoài ra, quy định cụ thể trong luật về trường hợp tạm hoãn khi người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp nhà nước hay ủy quyền quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
* Lưu ý: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng, tức là thời gian này người lao động không thực hiện công việc theo hợp đồng, do đó người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Trách nhiệm khi tạm hoãn hợp đồng lao động:
3.1. Trách nhiệm của người lao động:
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019, Người lao động có trách nhiệm phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt trong trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng quy định.
Đối với trường hợp là lao động nữ đang mang thai mà có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì khi xin tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động và kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
3.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải nhận lại người lao động trở lại làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng mà thời hạn giao kết hợp đồng vẫn đang còn. Đồng thời, người sử dụng lao động phải bố trí công việc phù hợp theo hợp đồng lao động đã giao kết với người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hai bên thực hiện giao kết
4. Khi tạm hoãn hợp đồng lao động thì có phải đóng bảo hiểm xã hội:
Theo khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trong trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và trong thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Như vậy, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động, vì vậy trong thời gian này doanh nghiệp cũng không phải chi trả bảo hiểm cho người lao động.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đối với trường hợp người lao động mà bị tạm giam, tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì đơn vị doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động cụ thể như sau:
– Được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp;
– Phải đóng bảo hiểm y tế hằng tháng cho người lao động thuộc trường hợp này với mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật;
– Sau thời gian tạm giữ, tạm giam nếu người lao động bị cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam. Trường hợp người lao động được cơ quan điều tra xác định là bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp phải:
+ Thực hiện đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm tai nạn trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
+ Doanh nghiệp bị truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng;
Lưu ý: Khi người lao động trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để không phải đóng bảo hiểm cho người lao động thì thực hiện các thủ tục sau:
– Đăng ký điều chỉnh giảm lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế khi bắt đầu tạm hoãn hợp đồng lao động;
– Đăng ký điều chỉnh tăng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế khi nhận người lao động làm việc trở lại.
5. Phải làm thế nào khi công ty không nhận lại người lao động khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động?
Sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động lấy rất nhiều lý do để từ chối không nhận người lao động vào làm việc mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy để bảo vệ quyền lợi cho mình thì người lao động cần làm gì?
5.1. Yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019, để giải quyết tranh chấp lao động thì trước hết cần tiến hành hòa giải cơ sở. Tuy nhiên trường hợp sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không nhận người lao động vào làm thì không cần phải tiến hành hòa giải của hòa giải viên. Theo đó, nếu có nhu cầu thì hai bên có thể thỏa thuận và yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết.
Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thành lập thì Ban trọng tài phải tiến hành xem, giải quyết và ra quyết định giải quyết tranh chấp gửi cho các bên. Trong trường hợp Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc không được thành lập hoặc đã ra quyết định giải quyết tranh chấp mà có bên không thực hiện thì các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết.
5.2. Khởi kiện ra Tòa án nhân dân:
Các bên còn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần tiến hành hòa giải. Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày người lao động nộp đơn khởi kiện thì Chánh án phải phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, trong 5 ngày Thẩm phán xem xét có tiến hành thụ lý vụ án hay không.
Theo quy định tại Điều 203
– Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
– Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
– Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đưa vụ án ra xét xử này là 02 tháng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật lao động năm 2019.