Đất trồng cây hàng năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai 2013. Dưới đây là bài phân tích về thủ tục tách thửa đất trồng cây hàng năm mới nhất 2023.
Mục lục bài viết
1. Đất trồng cây hàng năm có tách thửa được hay không?
Đất trồng cây hàng năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định của
– Điều kiện 1: Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cây hàng năm.
Muốn thực hiện tách thửa, thì cá nhân sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý, xác minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân. Vậy nên, đây được xem là điều kiện đầu tiên, có ý nghĩa then chốt nhất trong việc xác định xem đất đai có đảm bảo đầy đủ điều kiện để thực hiện tách thửa hay không.
– Điều kiện 2: Đất trồng cây hàng năm không thuộc diện có tranh chấp.
Đất đai không có tranh chấp là một trong các điều kiện mà người dân cần đảm bảo khi muốn thực hiện tách thửa. Bởi theo quy định của pháp luật, khi đất đai thuộc diện có tranh chấp, thì người sử dụng đất sẽ không được thực hiện bất kỳ hoạt động pháp lý liên quan nào đến quyền sử dụng đất. Đồng thời, đây cũng được xét là cơ sở đảm bảo, nhằm giúp việc tách thửa không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ chủ thể nào khác.
– Điều kiện 3: Đất trồng cây hàng năm không nằm trong diện được kê biên để thi hành án.
Nếu đất được kê biên để thi hành án, đồng nghĩa với việc đất đai đang liên quan đến hoạt động pháp lý khác. Lúc này, Nhà nước sẽ không cho phép người sử dụng đất thực hiện bất kỳ các hoạt động nào liên quan đến quyền sử dụng đất. Bởi nó sẽ gây ra ảnh hưởng cho các giao dịch, hoạt động pháp lý liên quan khác.
– Điều kiện 4: Đất trồng cây hàng năm không nằm trong diện được kê biên để thi hành án.
Một điều kiện khác mà người sử dụng đất cần phải đảm bảo khi muốn thực hiện tách sổ đỏ, là đất đang trong thời hạn sử dụng.
– Điều kiện 5: Đất trồng cây hàng năm phải đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu được thực hiện tách thửa theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, khi đảm bảo những điều kiện theo quy định của
2. Các trường hợp tách thửa đất trồng cây hàng năm:
Như đã phân tích ở trên, Nhà nước cho phép người sử dụng đất được thực hiện tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm. Xét trong thực tế, cá nhân, hộ gia đình sẽ thực hiện tách thửa khi đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: Người sử dụng đất thực hiện tách thửa đất trồng cây hàng năm để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất). Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hoạt động pháp lý diễn ra phổ biến. Tại đó, người sử dụng đất sẽ tiến hành thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho một chủ thể khác. Thực tế, có những cá nhân, hộ gia đình có mong muốn được bán một phần đất trong tổng diện tích đất đai mà mình có. Lúc này, họ có thể hướng đến việc làm thủ tục tách thửa đất (người sử dụng đất dự định bán đất với diện tích bao nhiêu, thì họ thực hiện tách thửa với bấy nhiêu).
– Trường hợp 2: Tách thửa đất trồng cây hàng năm để phân chia di sản thừa kế cũng là một trong những trường hợp mà người sử dụng đất tiến hành tách sổ . Phân chia di sản thừa kế là việc các chủ thể còn sống tiến hành phân chia tài sản mà người chết để lại. Đối với việc phân chia di sản thừa kế là đất đai (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật), pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các thành viên được hưởng di sản. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nhờ Tòa phân chia, Tòa sẽ hướng đến việc chia đều tài sản cho các hàng thừa kế (bởi các chủ thể thừa kế sẽ được hưởng quyền lợi ngang nhau liên quan đến di sản người chết để lại mà không có di chúc). Lúc này, nếu phần đất đảm bảo chia cho các đối tượng thừa kế, Tòa sẽ hướng đến việc chia cho các chủ thể này các phần bằng nhau. Khi đó, việc tách thửa sẽ được thực hiện.
– Trường hợp 3: Tách thửa trồng cây hàng năm trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất. Tặng cho đất đai là việc cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất muốn tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho một chủ thể khác. Người sử dụng đất có thể hướng đến việc tặng cho một phần hoặc tặng cho toàn bộ đất đai. Trong trường hợp muốn tặng cho một phần đất đai, các cá nhân sẽ phải hướng đến việc tách sổ đỏ (với diện tích tương ứng với diện tích được tặng cho). Sau khi thực hiện tách thửa, người sử dụng đất mới hướng đến việc làm các thủ tục liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất, và chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Thực tế, việc sử dụng đất đai vô cùng đa dạng. Tức người dân có thể sử dụng quyền sử dụng đất mà Nhà nước cấp vào nhiều mục đích khác nhau. Từ những thông tin cung cấp ở trên, có thể thấy, khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể nêu trên, người sử dụng đất sẽ thực hiện tách sổ đỏ. Khi thực hiện tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm, việc thực hiện các giao dịch pháp lý liên quan đến loại đất này được diễn ra thuận tiện, dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, đây cũng là khuôn khổ áp dụng, giúp các hoạt động thực tiễn liên quan đến đất đai được toàn diện, giúp Nhà nước quản lý một cách khách quan nhất.
3. Thủ tục tách thửa đất trồng cây hàng năm mới nhất 2023:
3.1. Hồ sơ tiến hành tách thửa đất trồng cây hàng năm:
Khi tiến hành thực hiện tách thửa đất trồng cây hàng năm, người sử dụng đất cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ sau đây:
+ Mẫu đơn đề nghị tách thửa.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan Nhà nước cấp).
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi có miếng đất về việc đất không thuộc diện có tranh chấp.
+ Các giấy tờ nhân thân của người sử dụng đất: Bản sao chứng minh thư hoặc căn cước công dân.
Đây là những giấy tờ, tài liệu mang tính bắt buộc mà người sử dụng đất cần phải chuẩn bị khi muốn tách thửa đất trồng cây hàng năm.
3.2. Trình tự tiến hành tách thửa đất trồng cây hàng năm:
Khi tiến hành tách sổ đỏ người sử dụng đất phải tuân thủ theo các quy trình cụ thể sau đây:
– Bước 1: Làm hồ sơ đề nghị tách thửa đất.
Trong hồ sơ đề nghị tách thửa đất, người sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ nêu trên, người sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên và Môi trường (hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có miếng đất).
– Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ xin tách thửa mà người dân gửi lên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ hoàn trả về để người dân sửa và bổ sung (khi trả về phải kèm theo văn bản nêu rõ lý do).
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu tách sổ đỏ của người sử dụng đất. Theo đó, văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc sau:
Tiến hành đo đạc lại diện tích đất của người dân;
Đối với thửa đất mới tách, hợp thửa, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.
– Bước 3: Đăng ký biến động đất đai.
Sau khi tiến hành đo đạc và thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan khác, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành tách thửa cho người dân. Sau đó, họ sẽ tiến hành xác nhận thay đổi diện tích đất vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.