Sang tên nhà đất cho con khi bố mẹ ly hôn là một trong những thủ tục pháp lý khá phức tạp trong quá trình phân chia tài sản của bố mẹ. Dưới đây là thủ tục sang tên nhà đất cho con đứng tên khi bố mẹ ly hôn theo đúng quy định của pháp luật để tránh những rủi ro phát sinh sau này.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục sang tên nhà đất cho con đứng tên khi bố mẹ ly hôn:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, không có bất kỳ một các bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc bố mẹ khi ly hôn thì cần phải chia tài sản cho con cái, vấn đề chia tài sản cho con cái khi bố mẹ ly hôn hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định và thỏa thuận của bố mẹ. Vì vậy, nếu con gái muốn có tài sản của bố mẹ khi bố mẹ ly hôn thì bố mẹ cần phải đạt được sự thỏa thuận chung về việc chia tài sản đó cho người con của mình. Nếu như trong quá trình ly hôn, hai vợ chồng đã đạt được thỏa thuận với nhau và cùng muốn sang tên nhà đất cho con, thì cần phải thực hiện thủ tục tặng cho tài sản. Các giai đoạn cần phải thực hiện như sau:
Bước 1: Hai vợ chồng cùng làm một hợp đồng tặng cho nhà đất cho con, hợp đồng đó phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi đã làm xong hợp đồng tặng cho tài sản thì hai vợ chồng sẽ tiến hành thủ tục sang tên nhà đất cho con. Thủ tục sang tên nhà đất cho con khi bố mẹ ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của
– Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu do pháp luật quy định;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên trong trường hợp này được miễn thuế thu nhập cá nhân;
– Hợp đồng tặng cho nhà đất cho con cái có công chứng theo quy định của pháp luật;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Giấy tờ tùy thân của hai bên vợ chồng.
Bước 3: Tiến hành thủ tục nộp thuế sang tên nhà đất theo quy định của pháp luật trong thời gian 10 ngày vào ngân sách nhà nước. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy hồ sơ đáp ứng được điều kiện, thì văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với những trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường, chỉnh lý và cập nhật biến động và hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nộp hồ sơ.
2. Trường hợp nào con có thể được nhận tài sản trong khi bố mẹ ly hôn?
Theo phân tích ở trên thì pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc chia tài sản cho con cái khi bố mẹ ly hôn. Tuy nhiên trên thực tế, con cái vẫn hoàn toàn có thể được nhận tài sản khi bố mẹ ly hôn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, con cái sẽ được hưởng tài sản khi bố mẹ ly hôn nếu bố mẹ thỏa thuận bằng việc để lại tài sản cho con. Có thể nói, tài sản chung vợ chồng được coi là một khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trong đó không có phần của con. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà vợ chồng không thỏa thuận được việc phân chia thì tòa án sẽ chia cho hai vợ chồng dựa trên tình hình thực tế và dựa trên khả năng đóng góp phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Gia đình năm 2014, thì nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng trong quá trình ly hôn luôn luôn yêu tiên việc thỏa thuận của các bên, nếu như các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể nói, trong trường hợp khi ly hôn mà bố mẹ có thỏa thuận tặng cho hoặc chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ khối tài sản của mình cho con, thì người con vẫn sẽ có thể được nhận khối tài sản đó từ cha mẹ. Việc tặng cho tài sản phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho căn cứ tại Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp tặng cho động sản, thì hợp đồng tặng cho động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản trên thực tế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp động sản pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trong trường hợp tặng cho bất động sản, tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản và có công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc phải được đăng ký theo quy định của pháp luật đều bất động sản đó phải được đăng ký quyền sở hữu theo quy định. Hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của pháp luật, nếu như bất động sản đó không phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản trên thực tế.
Thứ hai, con sẽ được nhận tài sản khi bố mẹ ly hôn nếu con được xác định là đồng sở hữu chung tài sản với bố mẹ. Con quyền sử dụng đất trong hộ gia đình, xác lập quyền đối với tài sản chung của hộ gia đình, khi vợ chồng ly hôn và tiến hành thủ tục chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì người con cũng sẽ được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của người con trong khối tài sản đó. Hoặc, khi mua bán, nhận chuyển nhượng, được nhận tặng cho, thừa kế chung, tức là việc con cái và cha mẹ cùng mua, cũng được nhận tặng cho, cùng được nhận thừa kế tài sản chung thì người con cũng sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với khối tài sản đó. Vì vậy khi cha mẹ ly hôn thì con cái vẫn sẽ được phân chia tài sản đó.
3. Quy định về tài sản cho con sau khi bố mẹ đã ly hôn:
Sau khi cha mẹ ly hôn theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, con cái vẫn có thể được nhận tài sản từ cha mẹ trong những trường hợp sau:
– Sau khi phân chia tài sản chung của vợ chồng, cha mẹ đã tiến hành hoạt động tặng cho một phần hoặc tặng cho toàn bộ tài sản của mình cho con cái;
– Khi cha mẹ qua đời thì người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015 và được hưởng phần di sản thừa kế mà cha mẹ để lại, lúc này thì tài sản được chia sau khi ly hôn cũng được xác định là một trong những phần di sản thừa kế mà cha mẹ để lại.
Như vậy có thể nói, từ những quy định của pháp luật nêu trên, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chỉ là phần tài sản của vợ chồng mà không liên quan đến con cái. Việc phân chia tài sản cho con hay không chia tài sản cho con khi ly hôn thuộc quyền quyết định của cha mẹ (trừ trường hợp người con được xác định là đồng sở hữu tài sản của cha mẹ thì mới còn đó vẫn sẽ được nhận phần tài sản mà mình sở hữu trong khối tài sản chung). Vì vậy, để chia tài sản cho con khi ly hôn thì cha mẹ cần phải thỏa thuận về việc phân chia tài sản của mình cho con theo thủ tục nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
–