Đọc sách báo và các văn hóa phẩm được coi là một truyền thống tốt đẹp, một nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, thủ tục nhập khẩu sách báo, tạp chí và các văn hóa phẩm luôn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhập khẩu sách, báo tạp chí và các văn hóa phẩm:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động nhập khẩu sách, báo tạp chí và các văn hóa phẩm. Hoạt động nhập khẩu các văn hóa phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng của người đọc trong xã hội. Vì vậy vấn đề này cần phải được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu sách, báo tạp chí và các văn hóa phẩm, các chủ thể cần phải xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung kỳ theo quy định của pháp luật hiện nay, có thể kể đến các loại sách báo và văn hóa phẩm được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam nhưng không cần giấy phép bao gồm:
– Các loại sách báo được xuất bản và phát hành chính thức ở trong nước;
– Các loại băng đĩa có nội dung, phim các loại được phép lưu hành trong nước, có dán nhãn kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục điện ảnh và các cơ quan quản lý văn hóa khác.
Bên cạnh đó, các loại sách báo và văn hóa phẩm cần phải thực hiện thủ tục xin giám định nội dung và xin cấp giấy phép nhập khẩu bao gồm:
– Các loại sách báo, các loại lịch và các loại bản đồ, các loại tài liệu và văn bản thuộc lĩnh vực được phép in ấn, đánh máy, hoặc được sao chép bằng mọi hình thức;
– Bản vẽ kĩ thuật và bản vẽ của các đồ án thiết kế trong những công trình đơn thuần dân dụng;
– Phim điện ảnh đã quay trên thực tế, phim chụp ảnh đã chụp ảnh, các bức ảnh thông thường hoặc bức ảnh nghệ thuật, các loại phim đèn chiếu, các loại băng video đã ghi hình, các loại băng cát – sét hoặc các loại phần mềm vi tính;
– Các loại tranh thông thường, hoặc tranh nghệ thuật, tác phẩm mỹ thuật thuộc thể loại đồ họa hoặc khắc gỗ hoặc sơn dầu, đồ họa sử dụng sơn mài, hoặc tranh có sử dụng nghệ thuật điêu khắc, khảm trai, hoặc các bức tranh được làm từ chất liệu đá gỗ, ngà, gốm, sành, sứ, thủy tinh, vải lụa, giấy, kim loại, than đá, thạch cao … ;
– Đồ thủ công mỹ nghệ của các thể loại và chất liệu dân gian, các đồ thờ cúng, bản phiên các loại đồ cổ bằng mọi chất liệu.
Nhìn chung, quá trình nhập khẩu sách, báo tạp chí và các văn hóa phẩm sẽ phải trải qua một số giai đoạn sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để xin cấp giấy phép nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong trường hợp này bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng nhận bản quyền tác giả và
– Bản sao có công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng vận đơn hoặc giấy báo nhập hàng trên thực tế.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ nêu trên thì cần phải nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Bộ văn hóa thể thao và du lịch. Trong trường hợp 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải cấp giấy phép nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm. trong trường hợp xét thấy không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời gian tiến hành hoạt động giám định văn hóa phẩm nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam tối đa không quá 12 ngày làm việc.
Bước 3: Sau khi được cấp giấy phép nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên, cần chuẩn bị chứng từ hải quan để thực hiện thủ tục nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm.
Bước 4: Truyền tờ khai trên phần mềm và phân luồng tờ khai theo quy định của pháp luật. Nếu là luồng xanh thì cần in mã vạch và tờ khai mà không cần ký kèm theo con dấu của doanh nghiệp và tổ chức. Nếu trong trường hợp luồng vàng và đỏ thì chỉ cần in một bản có chữ ký chữ và chữ ký số đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Sau đó chuẩn bị hồ sơ phù hợp với tờ khai được phân luồng, chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai hải quan.
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ thuế trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ của Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Thuế giá trị gia tăng được xác định là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 30%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tùy thuộc vào từng quốc gia xuất khẩu.
2. Thành phần hồ sơ nhập khẩu sách, báo tạp chí và các văn hóa phẩm:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Luật xuất bản năm 2018, trong quá trình nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm thì cần phải chuẩn bị những tài liệu và giấy tờ cơ bản sau đây:
– Viết đơn đề nghị cho phép nhập khẩu sách, báo tạp chí và các văn hóa phẩm trong đó nêu rõ số lượng, thông tin đơn vị nhập khẩu, nội dung của tác phẩm, cửa khẩu nhập;
– Ghi rõ tên tiếng việt, tên nước ngoài và nội dung tóm tắt về doanh mục xuất bản sản phẩm;
– Cần phải tiến hành chuẩn bị bản sao đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư;
– Giấy báo hàng đã về, vận đơn (nếu có);
– Cần chuẩn bị chứng minh thư, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân.
3. Điều kiện nhập khẩu sách, báo tạp chí và các văn hóa phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Luật xuất bản năm 2018 thì có thể nói, pháp luật hiện nay cho phép các tổ chức và cá nhân trong nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài được phép tiến hành hoạt động nhập khẩu sách báo và xuất bản phẩm vào lãnh thổ của Việt Nam, tuy nhiên cần phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tham gia ký kết. Tuy nhiên trên thực tế, các chủ thể và các cơ sở hoạt động kinh doanh xuất khẩu sách báo và các văn hóa phẩm phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Có một trong các loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu các cơ sở nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm phải thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam, phải đáp ứng điều kiện về học vấn, phải có văn bằng do các cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc các loại giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên nghiệp phục vụ cho quá trình nhập khẩu sách báo và các văn hóa phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông cấp;
– Phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng được đầy đủ điều kiện về năng lực thẩm định nội dung sách báo và các văn hóa phẩm trong quá trình nhập khẩu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xuất bản năm 2018;
– Thông tư 01/2020/TT-BTTTT hướng dẫn Luật Xuất bản và
– Nghị định số 22/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.