Kinh doanh bánh ngọt, bánh mì hiện đang là một ngành nghề khá phổ biến hiện nay. Vậy, thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt, bành mỳ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ như thế nào?
1.1. Nên chọn loại hình kinh doanh nào khi mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ?
Trên thực tế khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào đó thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến đó chính là lựa chọn loại hình kinh doanh nào. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cửa hàng bánh ngọt là loại hình kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, do đó, chủ cửa hàng nên lựa chọn loại hình gì để đăng ký kinh doanh cho cửa hàng bánh ngọt là điều mà nhiều người quan tâm.
Theo đó, đối với việc kinh doanh cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ thì sẽ có hai hình thức kinh doanh như là:
Thứ nhất, nếu mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mỳ với quy mô lớn thì phần lớn hệ thống cửa hàng sẽ là chi nhánh của một công ty chính để thuận tiện trong quản lý;
Thứ hai, nếu mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mỳ với quy mô nhỏ thì nên đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Thông thường ta sẽ thấy những cửa hàng bánh ngọt tại Việt Nam sẽ hoạt động theo mô hình nhỏ, ít cửa hàng.
Có thể nói, để phù hợp nhất với nền kinh tế của Việt Nam hiện tại thì nếu mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mỳ thì nên đăng ký mô hình hộ kinh doanh cá thể. Sở dĩ nên chọn loại hình kinh doanh này khi kinh doanh cửa hàng banh ngọt, bánh mỳ là bời vì loại hình này sẽ dễ dàng quản lý, hoạt động theo mô hình gia đình; không phức tạp về hồ sơ khi thành lập; tinh giảm báo cáo tài chính, thuế hàng tháng, hàng năm; đồng thời thì số thuế phải đóng ít hơn so với doanh nghiệp; ngoài ra thì còn có khả năng mở rộng địa điểm kinh doanh.
1.2. Thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ:
Để thực hiện thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt, bành mỳ thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ
Theo đó, hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ bao gồm các giây tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ kinh doanh.
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
– Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ như đã nêu trên thì bạn có thể nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và xác minh thông tin.
Trường hợp nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối hồ sơ phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh thì bạn cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh.
Theo đó, hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cửa hàng bánh ngọt, bánh mì bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm theo mẫu;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.
– Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bước 4: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cửa hàng bánh ngọt, bánh mì
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cửa hàng bánh ngọt, bánh mì thì bạn có thể nộp hồ sơ đến Sở Công thương nơi đặt trụ sở cửa hàng kinh doanh thực phẩm là bánh mì.
Khi tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.
Sau đó cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Trường hợp hồ sơ, điều kiện thực tế của cơ sở đạt đủ yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. trong vòng 05 ngày.
Lưu ý: Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp.
Khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn để có thể tiếp tục thực hiện việc kinh doanh thực phẩm của mình.
2. Mở cửa hàng bánh ngọt, bành mỳ cần chuẩn bị những gì?
Việc mở cửa hàng kinh doanh bất kỳ một loại thực phẩm nào đó không phải là một điều dễ dàng, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và tốt nhất trước khi kinh doanh. Theo đó, để mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mỳ thì cần chuẩn bị những điều sau đây:
Thứ nhất, phải học làm bánh: Đây là điều tối thiểu và hiển nhiên phải chuẩn bị. Bởi nếu mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỹ mà trong khi bạn không có bất kỳ một chút kinh nghiệm hay kiến thức gì về bánh ngọt, bánh mì thì bạn không thể vận hành và duy trì cửa hàng được.Để học nghề bánh bánh ngọt, bánh mỳ thì bạn có thể tham gia khóa học làm bánh kem trong khoảng 1- 2 tháng.Tùy vào khả năng sáng tạo và sự khéo léo, chăm chỉ để trở thành thợ làm bánh kem chuyên nghiệp trong thời gian tiếp theo.
Thứ hai, cần phải chuẩn bị vốn: Vốn là điều kiện tiên quyết khi bạn bắt đầu kinh doanh bất kể ngành nghề gì. Khi bạn quyết định mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mì thì bạn cần phải mua những thiết bị, công cụ ,dụng cụ,nguyên liệu…. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị một số vốn nhất định trước kinh doanh.
Thứ ba, cần phải lựa chọn mô hình cửa hàng: Tùy vào khả năng làm bánh của bản thân và nhân viên cũng như thiết bị đầu tư thì bạn có thể lựa chọn mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt,bánh kem, bánh kem cưới hỏi, 8/3, valentine,… hoặc mô hình bakery
Thứ tư, cần phải chuẩn bị địa điểm để mở cửa hàng: Địa điểm là một yếu tố quan trong quyết định việc kinh doanh của bạn có thuận lợi và thành công hay không. Nếu bạn đã chuẩn bị tốt về vốn, kinh nghiệm, khả năng làm bánh,… nhưng nếu bạn không có một địa điểm để đặt của hàng tốt thì việc kinh doanh của bạn cũng không hiệu quả. Do đó, bạn có thể chọn mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt ở những khu đông người, gần trường học, chợ, ở những khu dân cư – nơi đây sẽ có nhu cầu mua bánh ngọt cao.
3. Những lưu ý khi mở cửa hàng bánh ngọt, bành mỳ:
Khi mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mì thì ngoài thủ tục mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần lưu ý về tên gọi của cử hàng bánh ngọt, bánh mì:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tên của cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mì phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung như là: tên của cửa hàng sẽ bao gồm loại hình (là hộ kinh doanh) + tên riêng (phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W) . Tức là tên hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng.
Theo đó thì tên riêng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục và phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Tên cửa hàng cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty. Bạn có thể đặt tên tiếng anh để tránh gây nhầm lẫn.
Thứ hai, cần lưu ý về việc đóng thuế cho cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mì, bạn sẽ phải đóng những loại thuế suất như:Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế môn bài. Tuy nhiên, nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
Thứ ba, cần lưu ý về số lượng lao động và việc thuê nhân viên cho cửa hàng bánh ngọt, bánh mì. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cửa hàng bánh ngọt, bánh mì chỉ được thuê tối đa 10 lao động và danh sách lao động cần được ghi rõ khi đăng ký kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: