Đơn phương ly hôn với người nước ngoài? Thủ tục ly hôn khi chồng hoặc vợ đi nước ngoài, định cư nước ngoài, người nước ngoài, Việt Kiều? Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi em có người chị lấy chồng nước ngoài đang sống ở Việt Nam, lấy nhau hơn 1 năm nhưng sống chung không có được hạnh phúc nên chị em muốn ly hôn nhưng anh ta không đồng ý thì chị em phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp, nếu chị của chị muốn ly hôn mà chồng không đồng ý thì sẽ chị đó vẫn có quyền đơn phương ly hôn theo quy định tại Điều 56, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Vì vậy, chị có thể làm thủ tục đơn phương ly hôn tại tòa án ở Việt Nam. Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đơn phương ly hôn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực );
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung
Và theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về ly hôn, tư vấn luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn phương ly hôn với chồng là người nước ngoài
- 2 2. Xin đơn phương ly hôn khi chồng đang định cư ở nước ngoài
- 3 3. Đơn phương ly hôn với chồng là Việt kiều
- 4 4. Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng đi nước ngoài
- 5 5. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với chồng là người nước ngoài
- 6 6. Thời gian giải quyết vụ án đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài
- 7 7. Thủ tục đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Đơn phương ly hôn với chồng là người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ!
Tôi quê ở Bắc Ninh, tôi lấy chồng người Đài Loan cách đây 5 năm và kết hôn tại Việt Nam. Nhưng ba năm trước chúng tôi phát sinh mâu thuẫn và chồng tôi bỏ về nước, tôi làm hồ sơ gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để xin đơn phương ly hôn. Từ đó đến nay việc của tôi vẫn chưa được giải quyết, Tòa án đã triệu tập lên nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ và việc ủy thác tư pháp nhưng gặp nhiều khó khăn. Chồng tôi về nước không liên lạc lại với tôi, tôi có gọi điện nhưng anh có nghe máy thấy giọng tôi là tắt đi. Tôi và cơ quan có thẩm quyền tìm mọi cách để liên lạc nhưng không được. Ba năm nay tôi mất nhiều công sức mà chưa ly hôn được. Vậy có cách nào để giải quyết giúp tôi không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Từ đó bạn có quyền đơn phương ly hôn. Do chồng bạn là người nước ngoài nên trường hợp của bạn là đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài. Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Ly hôn có yếu tố nước ngoài:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.”
Thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú. Vì vậy, bạn đã nộp đơn xin ly hôn đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, thời gian giải quyết: theo quy định của Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.
Theo mục II.2 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
“2.4. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài
Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết.
Theo quy định tại Điều 18
Trong trường hợp này, chồng bạn là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên bạn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ dù cơ quan chức năng (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài) đã xác minh nhưng vẫn không biết địa chỉ thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, nếu có đơn xin ly hôn thì tòa án thụ lý xử cho ly hôn. Theo đó, chồng bạn đã bỏ về nước ba năm, cơ quan ngoại giao của nước ta cũng đã xác minh nhưng không tìm được địa chỉ, nên trường hợp của bạn sẽ được tòa chấp thuận cho ly hôn.
→ Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn, tư vấn thủ tục ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
2. Xin đơn phương ly hôn khi chồng đang định cư ở nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi kết hôn với chồng là Việt kiều Mỹ từ năm 1999 sau 01 tuần thì chồng về lại Mỹ, đến năm 2001 thì đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương. Một lần gặp nhau chỉ 01 tuần do người bà con bên chồng báo kêu xuống nhà gặp. Đến năm 2004, thì chồng tôi cắt đứt liên lạc: Không thư , ảnh, chat, mail, điện thoại. Tôi chưa từng biết nhà chồng ở đâu, chưa có một mái ấm gia đình riêng, chồng tôi cũng không chu cấp tiền hàng tháng cho tôi, không tâm sự, chia sẻ vui, buồn, nợ nần, tài sản, công việc đang làm gì với tôi; điện thoại đi chơi với gái ở vũ trường khi về Việt Nam không muốn cho tôi biết, bỏ tôi bơ vơ ở nhà bà con chồng trong đêm. Đến nay vẫn vậy; tôi vẫn sống độc thân và là công nhân viên; cũng là lao động chính nuôi cả mẹ và 02 em bị bệnh uống thuốc mỗi ngày.
Tôi muốn đơn phương ly hôn ở việt nam với chồng đang định cư ở Mỹ thì cần phải làm các bước thủ tục gì? Xin luật sư tư vấn giúp cho.
Xin cám ơn .
Luật sư tư vấn:
Với câu hỏi của bạn luật sư xin tư vấn như sau:
Tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Theo như trường hợp chị đã nêu, quan hệ vợ chồng của hai anh chị là trường hợp một bên (chị) là công dân Việt Nam, còn một bên (chồng chị) là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài (khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Như vậy, chị hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn khi chồng chị đang định cư ở nước ngoài. Pháp luật được áp dụng để giải quyết ly hôn trong trường hợp của chị sẽ là pháp luật Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Về mặt thẩm quyền xử lý, theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quy định tại Điều 37, 39
Trong trường hợp của chị, nếu chị không biết nơi chồng chị thường trú trước khi xuất cảnh, chị nên tìm hiểu qua thân nhân của chồng chị (người bà con bên chồng). Đồng thời, chị cần phải biết địa chỉ hiện tại của chồng chị ở nước ngoài thì tòa án mới có căn cứ giải quyết và tống đạt hồ sơ. Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16 tháng 04 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:
– Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định khi không tìm được địa chỉ của bị đơn và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
– Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết, thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng (điểm b, tiểu mục 2.1, Phần II).
Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn) được tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
– Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Theo đó, hồ sơ khởi kiện xin ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện gồm có các giấy tờ sau đây:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu), nếu đơn phương ly hôn chỉ cần có chữ ký của một bên;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); trường hợp mất hoặc không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì chị phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn;
– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có);
– Hồ sơ tài liệu chứng minh một bên ở nước ngoài (nếu có);
Thời hạn giải quyết:
Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn đơn phương, theo quy định của Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.
→ Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
3. Đơn phương ly hôn với chồng là Việt kiều
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư em xin trình bày trường hợp của em. Em là công dân Việt Nam, đã lấy chồng là Việt kiều Mỹ (nhưng chưa có quốc tịch) và chồng hiện đang sống tại Mỹ. Đã lấy nhau được 5 tháng, em vẫn ở Việt Nam, còn chồng đã về Mỹ. Sau thời gian kết hôn, em thấy không còn tình cảm gì với chồng, không muốn chung sống sau này với chồng, vì nhiều lí do, giờ em muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý? Em có thể làm đơn đơn phương ly hôn không? Thời gian giải quyết là bao lâu? Chi phí mất bao nhiêu.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn đã cung cấp thì chồng bạn là Việt kiều Mỹ nhưng chưa có quốc tịch Mỹ, như vậy chồng bạn được hiểu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, chị có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương với chồng chị.
Về thời gian giải quyết ly hôn: Trường hợp chị đơn phương ly hôn thì theo qui định của Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn là 04 tháng, nhưng nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng. Tổng thời gian giải quyết vụ án đơn phương ly hôn từ 04 đến 06 tháng.
Chi phí giải quyết ly hôn: Theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
– Nếu chị chỉ yêu cầu giải quyết ly hôn, không yêu cầu giải quyết tài sản thì án phí ly hôn đơn phương là 300.000 đồng.
– Nếu chị yêu cầu giải quyết cả phần tài sản thì căn cứ vào giá trị tài sản để tính tiền án phí dân sự.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn nhanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
4. Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng đi nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Em năm nay 27 tuổi, em cùng chồng kết hôn năm 2007, có 1 đứa con chung năm nay 8 tuổi, nhưng không có tài sản chung. Sau khi kết hôn được 4 năm do không hợp với bên gia đình chồng nên 2 vợ chồng em thường xuyên cãi vã, cuộc sống em rất nặng nề và từ từ thì không còn tình cảm. Năm 2012 em có nộp đơn xin ly dị đơn phương, nhưng chồng em đã bác bỏ lá đơn đó, anh ta không đồng ý vói lý do em đưa ra.
Và anh ta đã viết lại 1 lá đơn khác, nhưng chưa kịp nộp đơn ra toà thì anh bị bắt vì chở gỗ lậu. Sau khi ra tù anh ta không về mà bỏ sang Campuchia làm việc sinh sống ở bển. Con em thì đưa về cho mẹ em nuôi, vì em phải đi làm xa, không có điều kiện chăm con. Nay em muốn nộp đơn xin ly dị đơn phương thì tòa có chấp nhận hay không, và phải mất thời gian bao lâu kể từ ngày nộp hồ sơ thì toà mới chịu thụ lý? Quyền nuôi dưỡng con em không tranh với anh ta nữa. Em có điện thoại cho anh ta bảo về làm đơn ly dị thì anh bảo chờ đến tháng 9 anh ta sẽ về, em cảm thấy nặng nề quá không thể chờ thêm nữa, em muốn giải quyết cho xong tờ giấy.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, chị hoàn toàn có quyền đơn phương xin ly hôn khi cảm thấy hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, nếu chị thấy cuộc sống gia đình không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được thì chị có quyền đơn phương ly hôn với chồng chị. Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:
– Đơn khởi kiện về vấn đề đơn phương ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
– Giấy khai sinh của con bản chính;
– Chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú.
Căn cứ Điều 191 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thủ tục nhận đơn khởi kiện như sau:
“1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.“
Như vậy, thời gian thụ lý đơn khởi kiện là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hơp lệ.
Căn cứ Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;“
Như vậy, thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương là từ 4 tháng đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về pháp luật hôn nhân vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trên toàn quốc.
5. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với chồng là người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Cách đây 4 năm tôi có đăng ký kết hôn với người mang quốc tịch Trung quốc (Đài Loan) tại tỉnh Vĩnh Long nhưng do phỏng vấn không đậu ở văn phòng Đài Bắc nên tôi chưa được xác nhật là vợ chính thức bên Đài Loan. Chồng tôi về Đài Loan đến nay đã 2 năm nhưng chưa thể giải quyết vụ việc trên. Bên nhà chồng tôi liên tục qua nhà người mai mối đòi lại tiền tổ chức đám cưới và tôi có yêu cầu ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý, nay tôi quyết định đơn phương ly hôn, mong luật sư tư vấn cho tôi cần những thủ tục gì? Cảm ơn luận sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì việc kết hôn giữa bạn và người chồng Trung Quốc đã được pháp luật Việt Nam công nhận nhưng bên phía Đài Loan lại không công nhận. Nếu muốn ly hôn trong trường hợp này, bạn tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam một cách bình thường.
Cụ thể, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn:
Điều 7. Về quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS
1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, do vụ án ly hôn đơn phương của bạn có đương sự là người nước ngoài không định cư tại Việt Nam ở thời điểm thụ lý vụ án nên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú. Bạn nộp hồ sơ đơn phương ly hôn lên tòa án với các giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (bản chính);
– Chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của bạn (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
– Giấy xác nhận tài sản chung, tài sản riêng.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn nhanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
6. Thời gian giải quyết vụ án đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Em có làm 1 bộ hồ sơ xin ly hôn đơn phương với người nước ngoài, từ lúc làm hồ sơ đến bây giờ hơn 2 năm, em có liên lạc bên tòa án trả lời hiện tại hồ sơ của em đã được gửi qua bộ tư pháp chờ giải quyết. Cho em hỏi như tình trạng của em vậy thông thường khoảng bao lâu được giải quyết. Có cách nào nhanh hơn không? Em cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm:
“1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.”
Căn cứ Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Như vậy, đối với thời gian xét xử vụ án đơn phương ly hôn thì thời gian giải quyết từ 4 tháng đến 6 tháng.
Tuy nhiên, đây là vụ án ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, nếu cần phải thu thập chứng cứ ở nước ngoài thì Tòa án sẽ tiến hành ủy thác ra nước ngoài thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 105. Ủy thác thu thập chứng cứ
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
…..
4. Trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.
5. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự.”
Do đó, nếu tiến hành ủy thác tư pháp ra nước ngoài để thu thập thêm chứng cứ thì thời gian giải quyết sẽ kéo dài hơn, do đó bạn nên lên trực tiếp Tòa án để hỏi rõ vấn đề này.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn nhanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
7. Thủ tục đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
Theo Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 ly hôn có yếu tố nước ngoài quy định:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đơn phương ly hôn:
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
Giấy tờ của bên chồng có quốc tịch nước ngoài: Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự; Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự
Khi đương sự ở nước ngoài: Tòa án ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài để tiến hành việc liên quan đến tố tụng dân sự ở nước ngoài…
– Các tài liệu do các tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp thức hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt theo quy định của pháp luật.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì bạn nộp lên tòa án tỉnh nơi bạn đang cư trú để được giải quyết ly hôn. Tuy nhiên theo như thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn là người nước ngoài và đang ở nước ngoài, bạn đã lâu không liên lạc với người chồng thì việc giải quyết ly hôn sẽ gặp khó khăn vì tòa án sẽ khó xác minh được địa chỉ cụ thể được tống đạt giấy tờ khi thực hiện ủy thác tư pháp để giải quyết ly hôn. Bạn nên liên hệ với các mối quan hệ mà mình có để biết được địa chỉ sinh sống hoặc liên lạc với chồng bạn để cùng nhau giải quyết ly hôn theo quy định.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568