Giấy chứng nhận tiêm chủng là một chứng chỉ chứng thực số của Liên minh Châu Âu do một Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu cấp. Vậy thủ tục, lệ phí cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế:
Căn cứ Quyết định 4921/QĐ-BYT 2018 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực y tế dự phòng thì thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế được thực hiện như sau:
1.1. Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế:
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế (đơn đề nghị theo mẫu pháp luật quy định).
– Minh chứng việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng mà đã áp dụng trước đó còn hiệu lực (nếu có).
1.2. Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế:
Người phải được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế bằng một trong các phương thức nộp hồ sơ sau:
– Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế.
– Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế qua đường bưu điện đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế.
Người phải được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế là những đối tượng sau:
– Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người mà xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải được tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
– Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với những người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc trong nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế là những cơ quan sau:
– Có trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế.
– Có trung tâm Y tế dự phòng.
– Trung tâm Kiểm soát bệnh tật những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.
1.3. Giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế:
Sau khi tiếp nhận đủ đơn và tài liệu minh chứng đã tiêm vắc xin phòng bệnh của người nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế thì tổ chức kiểm dịch y tế có thẩm quyền đã nêu trên phải cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế.
2. Lệ phí cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế:
Người đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế phải nộp phí cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế. Tiền phải nộp khi đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 240/2016/TT-BTC vào ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở Y tế công lập, cụ thể như sau:
– Tiêm chủng vắc xin Sốt vàng và cấp chứng nhận tiêm chủng quốc tế: tối đa là 8 USD/lần (mức thu không bao gồm tiền vắc xin, thuốc, khẩu trang).
– Tiêm chủng (gồm có vắc xin đường uống, đường tiêm), áp dụng biện pháp dự phòng và cấp chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc là áp dụng biện pháp dự phòng (gồm có lần đầu, tái chủng, theo lịch, kiểm tra cấp lại chứng nhận tiêm chủng quốc tế): tối đa là 85.000 đồng/lần (mức thu không bao gồm tiền vắc xin, thuốc, khẩu trang).
Lưu ý rằng:
– Mức giá quy định bằng Đô la Mỹ thì quy đổi Đô la Mỹ ra Đồng Việt Nam theo như tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức là chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ở tại thời điểm thu tiền dịch vụ hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.
– Giá cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế chính là giá không có thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
– Khi thu tiền dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng, cơ sở y tế công lập sử dụng hóa đơn cung ứng dịch vụ theo các quy định tại Nghị định số
– Nguồn thu từ cung ứng dịch vụ, sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật thì phần còn lại sẽ được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Trong trường hợp nguồn tài chính của đơn vị không bảo đảm hoạt động thường xuyên, đồng thời là đơn vị được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc là đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì sẽ tiếp tục được ngân sách nhà nước bảo đảm phần chi phí phục vụ cho công tác kiểm dịch y tế, y tế dự phòng chưa được bù đắp từ nguồn thu qua các giá dịch vụ theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế:
Điều 9 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số các điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới quy định về kiểm tra giấy tờ đối với người trước khi mà xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Điều này quy định về Kiểm tra giấy tờ như sau:
– Các đối tượng kiểm tra:
+ Người thuộc những trường hợp phải khai báo y tế theo quy định của pháp luật.
+ Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định là bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
– Các loại giấy tờ kiểm tra:
+ Tờ khai y tế trong trường hợp phải thực hiện khai báo y tế;
+ Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu như có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến.
– Xử lý về kết quả kiểm tra:
+ Trường hợp người thuộc các trường hợp phải khai báo y tế theo các quy định của pháp luật qua kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc là mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc là mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định cuả pháp luật.
+ Trường hợp Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi mà xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc là áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc trong nhóm A còn hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch, trong trường hợp không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc là áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc trong nhóm A hết hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế với mục đích là để xuất trình khi xuất phát từ hoặc đi đến các quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 4921/QĐ-BYT 2018 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực y tế dự phòng.