Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là thủ tục bắt buộc để trở thành công chứng viên khi đạt kết quả. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định:
Mục lục bài viết
1. Thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng:
Bước 1: Đăng ký tham dự kiểm tra:
Người thuộc đối tượng đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định sẽ nộp hồ sơ đăng ký gồm:
– Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-10).
– Quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng.
– Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng.
– Giấy tờ chứng minh đã nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, người đăng ký nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự qua hình thức sau:
+ Gửi trực tiếp.
+ Gửi qua đường bưu chính.
+ Gửi qua Trung tâm dịch vụ hành chính công.
Bước 2: Sở tư pháp tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sau khi kiểm tra hồ sơ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đăng ký tham dự kiểm tra về việc đủ điều kiện đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kiểm tra trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở tư pháp từ chối thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do tại sao.
Bước 3: Thành lập Hội đồng kiểm tra:
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
– Số lượng của thành phần của Hội đồng kiểm tra là 07 người đến 09 người bao gồm:
+ Lãnh đạo Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng.
+ Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp là Phó Chủ tịch Hội đồng.
+ Thành viên Hội đồng do Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị, gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, đại diện một số Hội công chứng viên.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra:
+ Tiến hành ban hành ra Kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra, quyết định các nội dung điều chỉnh Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
+ Tiến hành ban hành ra nội quy kỳ kiểm tra và các tài liệu có liên quan đến kỳ kiểm tra.
+ Thực hiện thành lập các Ban của Hội đồng kiểm tra.
+ Thực hiện xem xét, quyết định danh sách người đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, người không đủ điều kiện tham dự kiểm tra và thông báo cho các Sở Tư pháp có người đăng ký tham dự kiểm tra.
Bên cạnh đó chậm nhất là 15 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra phải đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
+ Tiến hành chỉ đạo việc xây dựng đề kiểm tra; tổ chức việc kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc tra bài kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra.
+ Tiến hành cấp giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra cho thí sinh đạt yêu cầu.
+ Khi có căn cứ cho rằng thí sinh thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự mà vẫn tập sự, không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra mà vẫn đăng ký tham dự kiểm tra hoặc có hành vi gian dối, vi phạm khác làm thay đổi kết quả tập sự, việc tham dự kiểm tra và kết quả kiểm tra tập sự thì tiến hành hủy bỏ kết quả kiểm tra và thu hồi giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra.
+ Thực hiện báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức và kết quả của kỳ kiểm tra.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.
Bước 4: Thực hiện chấm điểm kiểm tra:
– Điểm kiểm tra được chấm trên thang điểm 100.
– Điều kiện để thí sinh đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra: điểm của mỗi bài kiểm tra phải từ 50 điểm trở lên.
Bước 5: Thông báo kết quả kiểm tra:
– Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho Sở Tư pháp, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên của địa phương nơi có người tham dự kỳ kiểm tra trong vòng 20 ngày tính từ ngày kết thức việc chấm điểm kiểm tra.
– Bên cạnh đó thực hiện đăng tải kết quả kiểm tra trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
2. Quy định về nội dung và hình thức kiểm tra:
Thứ nhất, nội dung kiểm tra bao gồm:
– Thực hiện kiểm tra các nội dung: pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng.
– Kết quả thực hiện những nội dung tập sự theo quy định.
Thứ hai, hình thức kiểm tra như sau:
– Kiểm tra theo hình thức viết: thời gian 180 phút.
– Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính (nếu như chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy tính thì thực hiện kiểm tra trắc nghiệm trên giấy).
3. Những đối tượng nào được đăng ký tham dự kiểm tra và không được đăng ký tham dự kiểm tra:
(1) Đối tượng đăng ký tham dự kiểm tra:
– Đã được công nhận hoàn thành tập sự.
– Phải đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra trước nhưng có đơn xin hoãn tham dự và được Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng cho phép hoãn tham dự kỳ kiểm tra đó.
– Đã tham dự nhưng không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trước (ngoại trừ trường hợp không đạt yêu cầu trong ba kỳ kiểm tra trước mà chưa tập sự lại).
(2) Đối tượng không được phép đăng ký tham dự kiểm tra:
– Đối tượng chưa được công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng.
– Đối tượng đã được công nhận hoàn thành tập sự nhưng bị hủy bỏ kết quả đã công nhận.
– Đối tượng có hành vi sao chép Báo cáo kết quả tập sự của người khác hoặc có hành vi gian dối, không trung thực để được đăng ký tham dự kiểm tra.
4. Mẫu Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
(Áp dụng đối với trường hợp tự liên hệ tập sự và được tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự)
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố………
Tên tôi là: ………….
Sinh ngày: ………Nam/Nữ: ……….
Nơi ở hiện tại:………
Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân số: ……….; ngày cấp:……../………/…..; nơi cấp: ……
Số điện thoại:……….email:………
Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng/Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng/Quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài (1) số:…….. ngày…../…../….. do….. cấp.
Đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử lý kỷ luật, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì ghi đầy đủ tội danh, số bản án, cơ quan ra bản án và gửi kèm bản án, văn bản xác nhận xóa án tích của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp bị xử lý kỷ luật, áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì ghi đầy đủ các hình thức và thời gian bị xử lý kỷ luật, áp dụng biện pháp xử lý hành chính; trường hợp không có thì ghi rõ là “không có”)…………
Thuộc các trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng khác theo quy định của Luật Công chứng và khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 08/2023/TT-BTP (Ghi rõ thuộc đối tượng nào; trường hợp không có thì ghi rõ là “không có”)………
Tôi đã tự liên hệ và được nhận tập sự tại Phòng công chứng/Văn phòng công chứng ………(2); công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự:…… (3).
Thời gian tập sự:………tháng (4).
Tôi cam đoan những thông tin mình cung cấp trong Giấy đề nghị này là đúng sự thật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin này và chịu các hình thức xử lý theo quy định nếu bị phát hiện có hành vi gian dối, sai phạm.
Tôi cam đoan chấp hành đúng các quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người tập sự hành nghề công chứng.
….., ngày … tháng … năm … Xác nhận của Trưởng Phòng công chứng/ Trưởng Văn phòng công chứng về việc nhận tập sự (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
……, ngày … tháng … năm … Người đề nghị (ký và ghi rõ họ tên) |
Chú thích:
(1) Chỉ chọn 01 trong số 03 loại giấy tờ được liệt kê và ghi rõ số của giấy chứng nhận hoặc số quyết định, ngày cấp, nơi cấp.
(2) Ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nhận tập sự.
(3) Ghi rõ họ và tên của công chứng viên; số và ngày, tháng năm cấp Thẻ công chứng viên.
(4) Nếu thuộc trường hợp tập sự 06 tháng thì ghi rõ lý do và kèm theo giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 08/2023/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng.