Điều kiện để sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu? Thủ tục kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu? Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu?
Một trong những công tác bắt buộc phải thực hiện khi nhập khẩu hàng hóa đó là kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa có yêu cầu kiểm tra. Việc kiểm định sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng đó để kiểm tra xem hàng hóa, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu hay không. Vậy thủ tục để thực hiện kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 quy định:
“2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này.”
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định: “4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 27, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 35 của Luật này.”
Theo Khoản 2 Điều 27 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 quy định:
“2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường bao gồm các nội dung sau đấy:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhận hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra.
b) Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.”
Từ những quy định trên cho thấy, sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Chính vì những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn nên cần phải kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu. Hiện nay, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và thường lấy chuẩn mực kiểm tra là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)
2. Thủ tục kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu:
2.1. Cơ quan thực hiện:
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
2.2. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ nộp để thực hiện thủ tục kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
– Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có);
– Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có);
– Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định) (nếu có);
– Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Phiếu tiếp nhận hồ sơ chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
– Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có);
– Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có).
2.3. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ kiểm định chất lượng được gửi đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu bằng một trong ba hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa;
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính
– Nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia:
Bước 2: Xử lý hồ sơ
(1) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân
+ Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc CHứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định).
Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan kiểm tra. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ, trường hợp đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra theo quy định, trường hợp không đầy đủ thì sẽ
3. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 quy định về việc xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu như sau:
+ Hàng hóa có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp nhưng không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu khắc phục trước khi xác nhận để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
+ Trường hợp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu lựa chọn một trong số tổ chức giám định đã được chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.
+ Trong trường hợp kết quả thử nghiệm, giám định chất lượng hàng hóa xác định hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa, đồng thời
+ Hàng hóa nhập khẩu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra; Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.