Thủ tục khởi kiện lấy lại tiền cho vay. Nếu người vay không có tài sản thì có lấy lại được số tiền đã cho vay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, do quen biết tôi có cho một người ở phòng nội vụ huyện mượn một số tiền là 300.000.000đ để mua đất. Anh bảo đang bị kẹt tiền lấy sổ đất về mượn tạm mấy hôm rồi anh ta xoay chổ khác trả lại. Tôi tin tưởng nên cũng cho mượn. Nhưng trong giấy anh ta chỉ ghi mượn tiền hẹn đến ngày 10 tháng 2 năm 2016 sẽ hoàn trả lại số tiền trên nhưng đến ngày đó anh ta cũng không trả được và hẹn tiếp một tờ giấy khác là sẽ trả vào ngày 20 tháng 2 năm 2016 nhưng đến ngày đó anh ta cũng không trả cho tới giờ. Tôi hỏi thì anh ta bảo chưa có, anh ta còn bảo tôi thích kiện thì cứ kiện vì tất cả đất đai, tài sản đều đứng tên bố mẹ anh. Vì anh ấy mượn tiền tôi mua đất đều ghi tên bố mẹ anh ấy hết. Vậy trong trường hợp này tôi có thể kiện anh ta không? Nếu như lời anh ta nói tôi kiện thì có lấy lại được tiền không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011;
– Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
2. Luật sư tư vấn:
Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 có quy định về các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của
Điểm a Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
“Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này”.
Điềm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
“Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật tố tụng dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, xét vào trường hợp của bạn có thể thấy tranh chấp giữa hai bạn là tranh chấp về hợp đồng cho vay nợ nên bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tòa án cụ thể được xác định trong trường hợp của bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền của bạn cư trú.
Về hồ sơ khởi kiện sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp
– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
– Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Trường hợp bạn khởi kiện, thắng kiện và có bản án quyết định của Tòa án buộc người kia phải trả lại số tiền cho anh thì bản án sẽ có hiệu lực thi hành. Nếu người kia vẫn nhất quyết không trả lại tiền cho bạn thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Khi đó, căn cứ theo quy định tại Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, cơ quan thi hành án dân sự sẽ thực hiện việc cưỡng chế người kia thi hành án trong phạm vi tài sản mà người đó là chủ sở hữu. Nếu người đó không có tài sản để trả nợ thì bạn sẽ phải cho người nợ bạn một khoảng thời gian nhất định để trả nợ, căn cứ vào mức thu nhập của người đó như tiền lương hàng tháng,…